Những tiến triển của bệnh viêm mắt hột và cách xử trí

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Viêm mắt hột là một bệnh có thể lây lan và trở thành dịch đau mắt khi nhưng người lành tiếp xúc với người bị bệnh mà không có biện pháp nào bảo vệ. Việc tiếp xúc có thể thông qua việc dùng dung khăn rửa mặt, ôm hôn làm lây cách dịch từ miệng mũi người bệnh sang người lành. Đau mắt hột là do vi khuẩn gây ra nên nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh.

1. Đau mắt hột là bệnh lý gì?

Đau mắt hột là một loại bệnh nhiễm khuẩn có liên quan đến mắt. Bệnh này có tính lây lan từ người bệnh sang người lành thông qua việc tiếp xúc với những loại dịch ở mắt, mí mắt, mũi và họng của người bị bệnh. Bệnh cũng có thể lây truyền khi người lành và người bệnh dùng chung đồ dùng cá nhân với nhau như khăn mặt, bàn chải, khăn lau tay…

Khởi phát, bệnh đau mắt hột sẽ làm cho người bệnh cảm thấy ngứa mắt và có sự kích ứng nhẹ ở mí mắt. Ngay sau đó, mí mắt có thể bị sưng lên và xuất hiện mủ chảy ra từ mắt. Nếu để lâu không điều trị, người bệnh có thể bị mù lòa.

viêm mắt hột

Rất nhiều người từng bị đau mắt hột

 

Những dấu hiệu của căn bệnh đau mắt hột sẽ được biểu hiện trên cả hai mắt như sau:

Mắt bị ngứa nhẹ và có cảm giác kích ứng ở mắt

– Nhiều ghèn màu xanh, dính như chất nhầy và mủ

– Sưng ở mí mắt

– Mắt bị nhạy cảm với ánh sáng

– Mắt bị đau

Ở trên là những dấu hiệu của bệnh mà người bệnh có thể tự cảm nhận được . Còn những dấu hiệu khi bác sĩ khám và phát hiện ra đó là:

– Xuất hiện tế bào viêm trong mắt, chủ yếu là lympho

– Có hạt, gai ở kết mạc với kích thước không đều

– Có màng máu giác mạc, xuất hiện khi người bệnh bị đau mắt hột đặc hiệu, mắt hột giác mạc, màng máu do thâm nhiễm…

– Trên giác mạc có xuất hiện sẹo và lõm hột.

– Có nhú gai là một khối đa giác, ở giữa là một chùm mao mạch.

2. Sự biến chuyển của bệnh đau mắt hột

Vi khuẩn Chlamydia Trachomatis thâm nhập vào mắt là tác nhân chính gây nên bệnh đau mắt hột. Vi khuẩn này sẽ tấn công vào kết mạc và giác mạc rồi gây viêm nhiễm. Chúng cư trú tại các vùng dịch nhầy được mắt tiết ra, nếu dính vào người lành có thể dễ dàng lây lan thành dịch đau mắt hột.

viêm mắt hột

Đau mắt hột có tác nhân gây bệnh là vi khuẩn

Đây là một bệnh lý được các chuyên gia đánh giá là nghiệm trọng và có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào từ người già, người trưởng thành và trẻ em. Bệnh sẽ có sự tiến triển theo từng giai đoạn cùng các biểu hiện bệnh khác nhau. Nếu phát hiện càng muộn thì tổn thương ở mắt càng nghiêm trọng, có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn và thời gian chữa trị lâu hơn.

2.1. Viêm mắt hột giai đoạn 1

Giai đoạn đầu tiên của bệnh đau mắt hột là những nốt nhỏ, mụn nhỏ nổi lên với số lượng không nhiều trên bề mặt của kết mạc, sụn mi. Kích thước của mỗi hột chỉ từ 0.5 mm.

2.2. Viêm mắt hột giai đoạn 2

Sau khi xuất hiện những mụn, hột nhỏ bên trong mí mắt, giai đoạn này vi khuẩn bắt đầu xâm nhập nhiều hơn và gây ra nhiều tổn thương hơn. Số lượng hột đã tăng lên về số lượng cũng như kích thước. Lúc này, kết mạc sụn mi trên bắt đầu có dấu hiệu đỏ, sưng lên vì bị viêm nhiễm nhẹ.

2.3. Giai đoạn 3

Đến giai đoạn này thì tình trạng viêm nhiễm đã ở mức nặng hơn, những tổn thương bên trong mí mắt có thể hình thành nên các vết sẹo tại mí trong mắt. Những sẹo này có thể ảnh hưởng tới mắt và thị lực.

2.4. Giai đoạn 4

Sau khi đau mắt hột đã phát triển đến giai đoạn tạo sẹo trong mí mắt thì sụn mi sẽ bị ngắn lại, bờ mi lộn vào bên trong mắt. Khi đó lông mi sẽ đâm ngược vào trong mắt gây ra tổn thương giác mạc và cảm giác rất khó chịu cho người bệnh. Nếu không được xử lý từ giai đoạn này mà để lâu hơn thì lông mi quặm sẽ đâm vào mắt gây tổn thương và ảnh hưởng nhiều đến các chức năng nhìn của mắt. Nếu điều trị muộn hơn có thể dẫn đến trường hợp bị viêm loét giác mạc, rất nguy hiểm.

2.5. Giai đoạn 5

Đây là giai đoạn mà bệnh đau mắt hột đã diễn tiến khá nghiêm trọng. Giác mạc đã bị viêm nhiễm nặng nên người bệnh cảm thấy ngứa rát nhiều, vô cùng khó chịu. Mọi người bệnh đều sẽ theo phản xạ tự nhiên mà đưa tay lên dụi mắt nhiều hơn làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn. Đến giai đoạn này của bệnh mà người bệnh vẫn không điều trị thì có thể dẫn đến đục giác mạc và có thể mù lòa.

3. Cách điều trị và phòng bệnh viêm mắt hột

– Phải điều trị bệnh viêm mắt hột sớm bằng những cách sau:

Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu đau mắt hột kể trên, người bệnh cần nhanh chóng đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra những phác đồ điều trị bệnh một cách phù hợp nhất với từng người bệnh.

Bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra nên hướng điều trị sẽ là dùng thuốc kháng sinh azithromycin để tiêu diệt vi khuẩn này. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể được dùng thêm thuốc mỡ tetracyclin hoặc erythromycin để làm giảm các triệu chứng ngứa rát, đau đớn của người bệnh. Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh cần chú ý vệ sinh mắt thường xuyên và đúng cách sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

viêm mắt hột

Nên đi khám khi thấy các dấu hiệu của bệnh đau mắt hột

Bệnh có thể tái lại hoặc kéo dài không khỏi, người bệnh không nên tự ý đi mua thuốc về tra mà cần phải đi khám lại để được điều chỉnh các loại thuốc khác phù hợp hoặc tìm ra chính xác nguyên nhân khác gây bệnh nếu dùng thuốc mãi mà không thấy tiến triển tốt hơn.

– Cách để phòng bệnh đau mắt hột không tái đi tái lại nhiều lần

Đây là bệnh có khả năng cao tái nhiễm nếu người bệnh không biết cách chăm sóc mắt đúng cách. Cần có ý thức để bảo vệ mắt cũng như bảo vệ người khác để bệnh không có cơ hội lây lan thành dịch trong cộng đồng.

+ Không áp dụng cách day kẹp hột, phương pháp này không những không điều trị triệt để được các tác nhân gây bệnh mà còn làm cho những tổn thương trong mắt trở nên nặng nề, nghiêm trọng hơn, khiến cho giác mạc bị sẹo.

+ Vệ sinh môi trường xung quanh, kiểm soát nguồn nước sạch, tạo ra môi trường sống sạch sẽ để giữ gìn và bảo vệ mắt.

+ Quản lý chất thải cá nhân và gia đình, không sinh sống trong khu vực có nhiều chất bẩn nguy hại có thể ảnh hưởng đến mắt.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm mắt hột cũng như cách điều trị và phòng tránh bệnh. Nếu chẳng may mắc bệnh, nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị bệnh sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital