Những thông tin cần biết về chửa ngoài tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thị Khanh

Bác sĩ Sản phụ khoa

Hiểu biết về chửa ngoài tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Trong bài viết dưới đây, TCI sẽ cung cấp cho bạn thông tin toàn diện về chửa ngoài tử cung bao gồm khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng nguy hiểm và cách giúp phòng ngừa tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Thông tin cần biết về chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung, hay mang thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ. Đây là tình trạng phôi thai không phát triển trong buồng tử cung mà thay vào đó lại làm tổ và phát triển ở vị trí khác trong ổ bụng, trong đó thường gặp nhất là ở vòi trứng, vị trí này chiếm đến 95% số trường hợp thai ngoài tử cung. Ngoài ra, thai ngoài tử cung cũng có thể nằm ở buồng trứng, cổ tử cung, ổ bụng.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là một trong những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở phụ nữ

2. Nguyên nhân chửa ngoài tử cung

Nguyên nhân dẫn đến chửa ngoài tử cung có rất nhiều và không phải ai cũng có nguyên nhân giống nhau.

2.1. Viêm vòi trứng

Viêm nhiễm ở vòi trứng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến mang thai ngoài tử cung. Vấn đề viêm nhiễm có thể bắt nguồn từ việc thường xuyên nạo phá thai, hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng ở vùng chậu, hoặc có các tổn thương ở vùng kín.

2.2. Hẹp vòi trứng dẫn đến chửa ngoài tử cung

Vòi trứng hẹp có thể làm giảm khả năng di chuyển của phôi thai, từ đó dẫn đến tình trạng phôi thai không thể di chuyển vào buồng tử cung và làm tổ ngay tại vòi trứng hoặc nơi khác trong ổ bụng. Những nguyên nhân gây hẹp vòi trứng có thể là do bẩm sinh, do trong vòi trứng có khối u hoặc khối u bên ngoài buồng trứng chèn ép lên vòi trứng.

2.3. Vòi trứng co thắt và có nhiều nhu động bất thường

Tình trạng này tạo ra khó khăn cho sự di chuyển của phôi thai từ ống dẫn trứng vào buồng tử cung, từ đó gây ra tình trạng mang thai ngoài tử cung.

2.4 Các yếu tố gia tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung

Ngoài những nguyên nhân trực tiếp liên quan đến vòi trứng, tình trạng mang thai ngoài tử cung cũng có thể xảy ra do nhiều yếu tố khác như:

– Tuổi tác: Phụ nữ càng lớn tuổi, đặc biệt là sau tuổi 35, buồng trứng và tử cung có thể suy yếu và dẫn đến tình trạng mang thai ngoài tử cung.

– Sử dụng chất kích thích và chất gây nghiện: Sử dụng thuốc lá, ma túy, caffeine, đồ uống có cồn có thể làm suy yếu vòi trứng và tử cung, từ đó cản trở sự di chuyển của phôi thai, tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

– Đang dùng các loại thuốc điều trị nội tiết tố: Việc sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai hoặc thuốc trị bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến quá trình phôi thai vào tử cung.

3. Biểu hiện và triệu chứng của mang thai ngoài tử cung

Để phát hiện sớm tình trạng mang thai ngoài tử cung và phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm do mang thai ngoài tử cung gây ra, việc nhận biết triệu chứng và thăm khám sớm là cần thiết.

Cũng như một phụ nữ mang thai bình thường, người mang thai ngoài tử cung cũng sẽ trải qua các triệu chứng như trễ kinh, thử que lên 2 vạch, ốm nghén,… Tuy nhiên, ở phụ nữ mang thai ngoài tử cung sẽ có những triệu chứng đặc biệt cảnh báo về tình trạng này. Dưới đây là một số triệu chứng quan trọng cần lưu ý khi mang thai:

– Ra máu âm đạo bất thường: Khi mang thai, nhiều phụ nữ có thể gặp tình trạng máu báo thai (máu có màu hồng nhạt hoặc đốm nhỏ). Vì thế phụ nữ cần phân biệt được hai tình trạng này để thăm khám và điều trị kịp thời. Máu do mang thai ngoài tử cung thường có màu sẫm, lượng nhiều hơn máu báo thai.

– Đau một bên của vùng bụng dưới: Đau bụng dưới xuất hiện ở một bên có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, đau có thể phát triển đột ngột hoặc từ từ, có thể đau dữ dội hoặc nhẹ nhàng.

dấu hiệu chửa ngoài tử cung

Đau một bên của vùng bụng dưới có thể là dấu hiệu chửa ngoài tử cung

– Đau vai: Đau vai ở vị trí nối liền với cánh tay có thể là triệu chứng của mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân chính dẫn đến triệu chứng này vẫn chưa được xác định rõ nhưng nó được xem là một dấu hiệu đặc biệt bạn cần đi khám ngay nếu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.

– Đau khi đi tiểu và tiêu chảy: Một số phụ nữ mang thai ngoài tử cung có thể bị đau khi đi tiểu hoặc bị tiêu chảy. Những thay đổi này có thể do tác động của thai ngoài tử cung đến các bộ phận xung quanh.

Nhận biết và hiểu rõ về những triệu chứng này giúp phụ nữ có thể tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời, tăng khả năng phát hiện sớm và giảm nguy cơ biến chứng từ mang thai ngoài tử cung. Tùy vào tình trạng mang thai ngoài tử cung khi nhập viện, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

4. Biến chứng nguy hiểm từ chửa ngoài tử cung

Chửa ngoài tử cung có thể mang lại những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho phụ nữ, thậm chí những biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng.

– Thai tự ngừng phát triển: Với vị trí làm tổ ở vòi trứng, phôi thai không nhận được đủ dinh dưỡng và sự hỗ trợ như khi ở trong buồng tử cung. Điều này dẫn đến tình trạng thai tự ngừng phát triển, tình trạng này cũng đòi hỏi sự theo dõi và quản lý kỹ lưỡng.

– Sảy khối thai qua vòi trứng vào ổ bụng: Tình trạng này có thể gây chảy máu, nếu chảy máu nhẹ thì khối thai sẽ tự tiêu đi, nhưng nếu máu chảy nhiều có thể gây ứ đọng máu trong ổ bụng, tạo thành các khối tụ máu, nguy hiểm nhất là chảy máu ổ ạt gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

– Vỡ vòi trứng gây chảy máu ồ ạt: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của mang thai ngoài tử cung. Khi phôi thai phát triển và vòi trứng không đủ chỗ để bao bọc, vòi trứng có thể bị vỡ, máu chảy ồ ạt làm mất máu nhiều và đe dọa tính mạng của người mẹ. Lúc này người mẹ cần được phẫu thuật ngay lập tức để kiểm soát tình trạng.

– Tổn thương đến ống dẫn và vòi trứng: Mang thai ngoài tử cung có thể gây tổn thương đến ống dẫn và vòi trứng của người mẹ, làm ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

– Hậu quả tâm lý: Mang thai ngoài tử cung không chỉ là vấn đề về sức khỏe mà còn có thể ảnh hưởng đến tâm lý của người phụ nữ. Việc trải qua một thai kỳ không mong muốn và phải đối mặt với rủi ro sức khỏe nghiêm trọng có thể tạo ra những hậu quả tâm lý lâu dài.

5. Phòng ngừa mang thai ngoài tử cung

Để giảm nguy cơ mang thai ngoài tử cung, phụ nữ nên thực hiện những biện pháp để phòng và duy trì sức khỏe:

– Điều trị các bệnh lý liên quan đến tử cung và vùng chậu nếu có như nhiễm trùng, viêm nhiễm âm đạo, polyp tử cung, u nang buồng trứng.

phòng tránh mang thai ngoài tử cung 

Chị em nên điều trị các vấn đề phụ khoa để phòng tránh mang thai ngoài tử cung

– Sử dụng biện pháp tránh thai như dùng bao cao su khi quan hệ hoặc uống thuốc tránh thai. Tuy nhiên, việc chọn lựa phương pháp này chỉ phù hợp khi chị em đang có kế hoạch ngừa thai

– Điều trị và kiểm soát các bệnh lý tiêu hóa vì các bệnh lý về tiêu hóa như viêm ruột, viêm đại tràng có thể tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung.

– Trong sinh hoạt hàng ngày, chị em cần chú ý duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, giảm stress, không hút thuốc, không uống rượu…

Thai ngoài tử cung là một vấn đề nghiêm trọng và có thể đem lại những hậu quả lâu dài cho sức khỏe phụ nữ. Việc hiểu rõ về khái niệm, nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng, cùng việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.

Để nhận thông tin chi tiết hơn về tình trạng mang thai ngoài tử cung và hướng dẫn thăm khám/điều trị an toàn, bạn đọc vui lòng liên hệ với TCI để được bác sĩ chuyên khoa giỏi chuyên môn hỗ trợ nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital