Nhắc tới chỉnh nha thì dán răng sứ là phương pháp khá quen thuộc. Không chỉ đem tới hiệu quả tẩm mỹ tự nhiên, phương pháp này còn có nhiều những ưu điểm nổi bật. Do đó, dán sứ Veneer đã dần trở thành một trong những lựa chọn được yêu thích trong lĩnh vực “tân trang nụ cười”. Sau đây là những sự thật về phương pháp này mà không phải ai cũng biết.
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là phương pháp dán răng sứ?
Trong những năm gần đây, phương pháp dán răng sứ này đang trở thành xu thế thẩm mỹ nha khoa. Phương pháp này sử dụng vật liệu chính là miếng dán răng sứ. Cụ thể, miếng dán sứ Veneer là những lớp sứ mỏng. Thông thường, những miếng dán này sẽ được làm từ vật liệu như sứ, composite hay loại nhựa tổng hợp. Với hình dạng và màu sắc giống răng thật, miếng dán sứ đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao. Chúng được gắn vào vị trí mặt trước của răng để khắc phục những khuyết điểm.
Quy trình thực hiện dán răng sứ gồm 5 bước cơ bản:
– Thăm khám, đánh giá tổng quan tình hình sức khỏe răng miệng.
– Thực hiện mài bớt một lượng rất nhỏ men răng.
– Lấy dấu hàm và tiến hành lựa chọn màu răng.
– Tạo hình Veneer mô phỏng.
– Tiến hành gắn miếng dán sứ Veneer lên bề mặt răng.
2. Những sự thật về phương pháp dán răng sứ Veneer
2.1 Những ưu điểm nổi bật của dán răng sứ Veneer
2.1.1 Hạn chế gây tác động tới răng thật
Thực hiện dán răng sứ, bác sĩ không cần mài nhiều răng thật. Lớp răng được mài bớt rất mỏng chỉ để nhằm tạo nên đọ ma sát. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng ít gây những tác động tới răng thật hay gây chết tủy răng sống.
2.1.2 Không khiến răng có cảm giác bị ê buốt
Vì phương pháp này cần mài răng rất ít, gần như không mài, ta có thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng, không đau nhức. Trong trường hợp bác sĩ thực hiện chuyên môn chưa tốt, chưa nhiều kinh nghiệm, tỉ lệ răng mài đi có thể không chuẩn dẫn tới nhiều ảnh hưởng. Đây là điều ta cần lưu ý trước khi thực hiện.
2.1.3 Tiết kiệm thời gian tiến hành gắn sứ
Thực hiện dán răng sứ Veneer, bệnh nhân sẽ không cần tốn nhiều thời gian. Quá trình thực hiện phương pháp này khá nhanh chóng đối với thao tác gắn sứ. Bên cạnh đó, người bệnh không cần kiêng nhiều. Chỉ sau khoảng 2 tiếng từ khi thực hiện dán sứ, keo đã khô cứng.
2.1.4 Hiệu quả thẩm mỹ cao, tự nhiên
Sau khi thực hiện dán răng sứ, răng của ta sẽ đạt được hiệu quả thẩm mỹ tốt. Điều này là nhờ miếng dán sứ có đa dạng về màu sắc, hình dáng. Do đó, tùy từng trường hợp cụ thể, ta có thể lựa chọn kiểu dán sứ phù hợp, đem tới vẻ đẹp tự nhiên.
2.2 Thực hiện dán răng sứ hay bọc răng sứ tốt hơn?
Việc dán răng sứ hay bọc răng sứ tốt hơn không thể đưa ra một đáp án cố định. Điều này còn tùy thuộc vào:
– Trường hợp thực hiện: Với bọc răng sứ, phương pháp này sẽ khôi phục răng hư hỏng nặng như bị gãy vỡ, màu răng xấu, răng sâu nặng, mất răng, … Còn đối với dán răng sứ sẽ dùng để khắc phục màu răng bị sậm, ố vàng hay răng bị mòn, vỡ ít.
– Kỹ thuật thực hiện: Bọc răng sứ sẽ cần tiến hành mài khoảng 1-2mm răng trước khi tiến hành gắn mão răng sứ lên. Thế nhưng phương pháp này có thể tác động, gây ra những ảnh hưởng tới tủy răng. Còn khi thực hiện dán sứ Veneer, bác sĩ chỉ cần thực hiện mài bớt một lớp rất mỏng khoảng 0.3-0.5mm. Nhờ đó, men răng cùng những mô mềm xung quanh sẽ được đảm bảo an toàn hơn.
– Độ bền: Nếu như được thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách, miếng dán sứ Veneer có thể có tuổi thọ tới 15 năm. Còn với bọc răng sứ, răng tuổi thọ của răng sứ tới 20 năm hoặc hơn. Cụ thể còn phải phụ thuộc vào chất lượng răng sứ sử dụng và chế độ chăm sóc hàng ngày.
2.3 Khi nào dán sứ Veneer nên được thực hiện?
Dán sứ Veneer có thể giải quyết được nhiều vấn đề răng miệng. Cụ thể:
– Răng khi bị xỉn màu: Áp dụng phương pháp dán răng sứ trong trường hợp này màu sắc răng sẽ được cải thiện. Hàm răng được đều màu, trắng sáng hơn.
– Răng bị mòn: Nếu như ta không thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, răng sẽ dễ bị mòn, nhạy cảm. Khi đó, mặt dán răng sứ Veneer là phương pháp giúp khắc phục tình trạng hiệu quả.
– Răng bị mẻ, nứt: Khi răng gặp phải tác động dẫn tới bị sứt, mẻ, dán răng sứ sẽ giúp phục hình răng như ban đầu.
– Răng không đều: Nếu ta cảm thấy thiếu tự tin vì hàm răng không thẳng đều, dán răng sứ sẽ giúp cải thiện tình trạng.
Tuy nhiên, khi thực hiện dán răng sứ Veneer, ta cần đảm bảo:
– Răng, nướu khỏe mạnh, chưa hàn trám trước đó.
– Bệnh nhân không có những thói quen xấu như nghiến răng, nhai đá, …
– Men răng tốt, sau khi mài bớt vẫn đủ khỏe mạnh để dán sứ mà không bị ảnh hưởng.
– Răng gặp vấn đề mẻ, sứt, lệch lạc không quá nghiêm trọng.
3. Sau khi dán sứ Veneer có cần lưu ý gì không?
Sau khi thực hiện dán sứ Veneer, ta cần lưu ý hơn về chế độ ăn uống và chăm sóc:
– Không hút thuốc lá, các chất kích thích vì dễ làm mặt sứ ố vàng, mất độ sáng bóng. Sức khỏe răng miệng có thể sẽ bị đe dọa.
– Tránh việc uống nước có ga, các loại nước sẫm màu để độ bền đẹp của răng sau dán sứ được đảm bảo.
– Hạn chế tối đa việc ăn uống các loại đồ ngọt hay dùng răng để xé bao bì, mở nắp chai, …
– Đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày và sử dụng loại bàn chải lông mềm, thao tác nhẹ nhàng.
– Sử dụng các loại nước súc miệng không chứa cồn hay chất tẩy để giữ màu miếng dán sứ lâu hơn.
– Thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần hoặc theo chỉ định cụ thể của bác sĩ điều trị.
Bài viết đã cho ta thấy những thông tin cụ thể về dán sứ Veneer mà có thể chưa phải ai cũng biết. Qua đây hy vọng mỗi người đã có sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp với việc thực hiện thẩm mỹ, chăm sóc răng miệng.