Những lưu ý đặc biệt vào thời điểm siêu âm mốc 22 tuần

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Siêu âm mốc 22 tuần là dấu mốc vô cùng quan trọng mà mẹ không được bỏ lỡ, bởi nó sẽ có sự ảnh hưởng đến việc theo dõi quá trình phát triển của thai nhi, bở có một số dị tật bẩm sinh có khả năng mắc phải cũng sẽ nhìn thấy được trong chính giai đoạn này.

1. Siêu âm mốc 22 tuần quan trọng như thế nào?

Siêu âm mốc 22 tuần chính là “thời điểm vàng” để bác sĩ có thể phát hiện và chẩn đoán một số dị tật thai nhi (đặc biệt là những dị tật về hình thái nếu có). Dị tật thai nhi chỉ có thể được điều trị kịp thời nếu như được phát hiện đúng thời điểm và có nhiều căn bệnh chỉ có thể theo dõi được trong giai đoạn này. Bởi vì, khi thai nhi đạt đến 22 tuần tuổi thì đã hình thành được các cơ quan, lượng nước ối cũng nhiều hơn cho nên giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc khảo sát dị tật thai nhi hơn so với những tuần trước đó.

Với lợi thế thai phát triển lớn hơn cũng như lượng nước ối nhiều, cho nên bác sĩ có thể quan sát được chi tiết các bộ phận trên cơ thể thông qua máy siêu âm màu 4D hoặc 5D như là:

– Kiểm tra về độ dài của tứ chi và theo dõi xem có dấu hiệu gì bất thường hay không, em bé có được đầy đủ hay là thiếu ngón tay, ngón chân nào hay không.

– Khảo sát về các dị tật của não bộ và đốt sống.

– Theo dõi tình trạng của các cơ quan trong nội tạng như là: phổi, tim, dạ dày,…

– Đánh giá dịch bất thường trong khoang màng phổi, trong ổ bụng,… đánh giá dị tật tim thai.

– Kiểm tra thai nhi có bị dị tật sứt môi, hở hàm ếch và có đủ hai tai hay không.

– Theo dõi xem có dấu hiệu bất thường nào của bánh nhau hay không, bánh nhau có bám chắc không, diện tích nhau bám có lớn không, lượng nước ối hiện tại đang nhiều hay ít.

Siêu âm mốc 22 tuần

Siêu âm mốc 22 tuần tuổi là thời điểm vàng tầm kiểm soát dị tật thai nhi

2. Thai nhi giai đoạn 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Nhìn chung về hình thái thì các cơ quan trong cơ thể của thai nhi lúc này đã được hình thành đầy đủ và trong giai đoạn tiếp tục phát triển để hoàn thiện với những đặc điểm như sau:

– Chiều dài cơ thể tính từ đầu đến gót chân dao động từ 26,6 – 30cm với cân nặng khoảng từ 360-500g.

– Làn da vẫn còn nhiều nếp nhăn do số lượng cân nặng chưa đạt đủ mức để làn da có thể căng lên.

– Mắt đã được hình thành nhưng con người vẫn còn bị thiếu sắc tố, mí mắt và lông mày dần hoàn thiện.

– Lá lách tiếp tục phát triển.

Về cử động: Những chuyển động của thai nhi 22 tuần tuổi đã mạnh hơn và thực hiện có chủ đích hơn. Lý do bởi vì, các khối thần kinh đã được kết nối chặt chẽ với nhau và tạo thành một khối thống nhất. Những chuyển động chủ yếu bao gồm: uốn mình, quẫy, đạp,… Các hoạt động này của bé sẽ giúp cho hệ cơ xương phát triển và chuyển động thuần thục hơn sau khi được chào đời. Cùng với đó, bụng mẹ sẽ khó tránh khỏi những lần cảm thấy hơi nhói một chút ở vùng bụng cho em bé đạp.

Sự phát triển của thai nhi 22 tuần tuổi

Mắt của thai nhi 22 tuần tuổi đã được hình thành nhưng còn bị thiếu sắc tố

3. Mốc siêu âm 22 tuần mẹ bầu sẽ cần làm những gì?

Tuần thai thứ 22 được xem là một dấu mốc quan trọng đánh dấu cho sự phát triển cũng như theo dõi các dị tật cho em bé. Cho nên mẹ bầu sẽ cần thực hiện khá nhiều xét nghiệm như là xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm, đo nhịp tim và đánh giá các chỉ số phát triển của thai nhi.

3.1 Thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu cho mẹ bầu khi mang thai giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại của mẹ bầu và thai nhi cũng như dự đoán được những nguy cơ có thể xảy ra cho thai kỳ và trong khi vượt cạn. Dựa vào kết quả xét nghiệm máu và thăm khám tổng quát bác sĩ sẽ có những lời khuyên kịp thời dành cho mẹ để bảo vệ thai kỳ tốt nhất.

Vào tuần thai thứ 22, từ kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng thiếu máu thai kỳ và đưa ra lời khuyên bổ sung thêm lượng sắt cần thiết. Đặc biệt là có thể khảo sát được các bệnh lý truyền nhiễm như viêm gan B, HIV, giang mai để có biện pháp can thiệp sớm và phù hợp nhất.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Xét nghiệm sinh hóa máu giúp đánh giá tình trạng thiếu máu thai kỳ

3.2 Xét nghiệm nước tiểu

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến sức khỏe như là các bệnh viêm đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, tiểu đường, thận. Những căn bệnh đó sẽ có khả năng phát hiện được thông qua xét nghiệm nước tiểu trong quá trình mang thai.

Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn có khả năng phát hiện được nguy cơ tiền sản giật, chỉ sổ ketone và nhiều nguy cơ khác trong thai kỳ. Từ kết quả thu được, bác sĩ đưa ra được cho mẹ bầu những lời khuyên tốt nhất cho thai kỳ như là nên ăn nhạt hay chế độ dinh dưỡng cũng như tập luyện thế nào cho chuẩn nhất.

3.3 Đo nhịp tim thai nhi và các chỉ số phát triển của thai nhi

Theo dõi tim thai bắt đầu được thực hiện vào tuần thứ 9 của thai kỳ khi mà thai nhi xuất hiện tim thai. Việc đo tim thai được bác sĩ thực hiện vào tất cả những lần khám thai định kỳ hoặc thực hiện bất cứ khi nào mẹ bầu gặp vấn đề trong thai kỳ. Đo tim thai sẽ giúp cho bác sĩ kiểm tra được em bé có đang khỏe hay gặp trở ngại nào hay không, từ đó xác định ra nguyên nhân cũng như hướng điều trị kịp thời cho mẹ.

Với đo các chỉ số phát triển của thai nhi thì bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra chỉ số của chiều dài xương đùi, chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi đầu, đường kính ngực. Ngoài ra còn kiểm tra thêm các chỉ số của đường kính túi thai, chỉ số tuổi thai và khối lượng ước đoán. Trong tuần thai thứ 22 này, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra thêm về chỉ số nước ối của mẹ để đưa ra những lời khuyên phù hợp.

3.4 Siêu âm màu 5D

Siêu âm mốc 22 tuần mẹ bầu sẽ được thực hiện với thiết bị siêu âm màu 4D, 5D để bác sĩ có thể quan sát được kỹ lưỡng nhất các bộ phận của em bé như là: mắt, môi, da, dây rốn, nội tạng của bé, cột sống. Đây được xem là thời điểm dễ dàng nhìn thấy được và đồng thời cũng quan sát được nhau thai, cổ tử cung, tử cung và âm đạo của mẹ bầu.

Đã có rất nhiều trường hợp thai nhi giữ lại được nhờ phát hiện sớm các vấn đề nhự là ngắn cổ tử cung, dị dạng tử cung bẩm sinh của người mẹ. Hiện nay, siêu âm màu 5D được xem là phương pháp siêu âm hiện đại và mang lại hiệu quả cao. Thiết bị y tế hiện đại chính là cánh tay phải đắc lực cho bác sĩ sản khoa, giúp nhanh chóng tìm ra được các dấu hiệu bất thường tiềm ẩn của thai kỳ và đưa ra biện pháp khắc phục kịp thời, nhanh chóng nhất.

Siêu âm màu 5D

Siêu âm màu 5D là thiết bị siêu âm hiện đại bậc nhất hiện nay

Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp mẹ bầu nắm được những thông tin quan trọng nhất trong thời điểm siêu âm mốc 22 tuần. Có thể thấy rằng, đây được xem là một dấu mốc vô cùng quan trọng mà mẹ bầu không thể bỏ lỡ và cần khám thai theo đúng lịch chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital