Bệnh thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến các hoạt động thường ngày và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Bởi vậy, các chẩn đoán hiện đại giúp bệnh nhân sớm phát hiện bệnh như chụp cộng hưởng MRI ngày càng phổ biến. Vậy “chụp MRI thoát vị đĩa đệm là gì? phương pháp này có thật sự tốt cho bệnh nhân?” câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Chụp MRI cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm là gì?
Chụp MRI (chụp cộng hưởng từ MRI) là một phương pháp chẩn đoán bệnh bằng hình ảnh hiện đại được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Phương pháp này sử dụng sóng điện từ và từ trường để xây dựng lại hình ảnh 3D của cấu trúc cơ thể bệnh nhân.
Hình ảnh chụp từ MRI giúp cho bác sĩ có thể nhận thấy những tổn thương khó quan sát trong cấu trúc của các bộ phận trên cơ thể. Điều này có được là do khi chụp MRI, hình ảnh đem lại có sự tương phản rõ nét, chi tiết giải phẫu cao nên thuận tiện hơn cho bác sĩ chẩn đoán, xác định tình hình của bệnh nhân.
Ngày nay, MRI được các bệnh viện, phòng khám lớn đưa vào sử dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân. Ngoài chụp MRI giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm thì phương pháp chẩn đoán này còn hỗ trợ tốt trong việc phát hiện các bệnh nguy hiểm cho sức khỏe như: các bệnh về tim mạch, cột sống hoặc tiêu hóa…
2. Phương pháp chụp MRI có đem lại kết quả chính xác không?
Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là phương pháp chẩn đoán cho kết quả tốt nhất hiện nay để phát hiện bệnh thoát vị đĩa đệm. Theo các chuyên gia thì phương pháp chẩn đoán này mang đến nhiều ưu điểm như:
– Độ chính xác cao của ảnh chụp.
– Chụp MRI không dùng tia X, không xâm nhập, an toàn và không gây đau đớn cho bệnh nhân.
– Hình ảnh thu được đa lát cắt giúp bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh một cách tốt nhất.
– Hình ảnh dễ quan sát hơn so với các phương pháp chụp X-quang, chụp CT…
Đặc biệt, đối với chẩn đoán thoát vị đĩa đệm, chụp MRI có thể giúp bác sĩ đánh giá được chi tiết về: Mức độ lồi của đĩa đệm, tình trạng của đĩa đệm, hỗ trợ phát hiện mảnh vỡ (nếu có)… Ngoài ra, chụp MRI cũng giúp bác sĩ có thể phán đoán bệnh ở các mức độ cao hơn như: Khối thoát vị có chèn lên rễ thần kinh không? Có gây hẹp ống sống không?…Đây đều là những đánh giá có ý nghĩa quan trọng để bác sĩ có thể đưa ra các biện pháp can thiệp điều trị toàn diện và tốt nhất cho bệnh nhân.
3. Khi nào nên chụp MRI thoát vị đĩa đệm?
3.1. Trường hợp chỉ định chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Mặc dù là phương pháp chẩn đoán tốt, tuy nhiên, chụp MRI thoát vị đĩa đệm chỉ nên sử dụng trong các trường hợp chỉ định cụ thể đến từ các bác sĩ chuyên khoa. Trong đó, các đối tượng bệnh nhân sau đây được khuyên nên tiến hành chụp MRI:
– Trường hợp bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có tổn thương bên trong cơ thể: Nếu qua quá trình thăm khám lâm sàng, bác sĩ phát hiện những bất thường bên trong cơ thể bệnh nhân thì sẽ chỉ định bệnh nhân chụp MRI.
– Trường hợp bệnh nhân bị đau lưng nhưng chụp X-quang và chụp CT vẫn chưa xác định được bệnh cụ thể: Các phương pháp chẩn đoán này chỉ giúp phát hiện những chấn thương khi xương bị nứt, gãy…tuy nhiên, chúng không thể giúp phát hiện được những chấn thương về cấu trúc mô mềm như đĩa đệm, thần kinh hoặc dây chằng… Bởi vậy, bệnh nhân sẽ được chỉ định chụp tiếp MRI để bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng bệnh nhân.
– Trường hợp bệnh nhân gặp tổn thương xương khớp (nhất là sau tai nạn): Nếu bệnh nhân có tiền sử bị chấn thương, tổn thương do tai nạn về xương khớp thì bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân chụp MRI và các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác. Đây là một trong những cơ sở quan trọng giúp bác sĩ có thể đưa ra chính xác về tổn thương và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
3.2. Trường hợp chống chỉ định chụp MRI thoát vị đĩa đệm
Các trường hợp chống chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI là:
– Phụ nữ đang mang thai.
– Những người có sử dụng các thiết bị hỗ trợ như: Máy tim nhân tạo hoặc máy khử rung.
– Bệnh nhân có sử dụng các thiết bị kim loại như máy trợ tim hoặc máy trợ thính.
4. Một vài điều cần lưu ý khi chụp MRI
Bệnh nhân được chỉ định chụp MRI nên thực hiện những điều sau đây để đảm bảo kết quả thu được là chính xác nhất:
– Tuyệt đối không mang những thiết bị là kim loại hoặc điện tử khi vào phòng chụp vì chúng có thể cho kết quả chụp MRI không chính xác.
– Báo trước với bác sĩ nếu bản thân đang có những dị vật hoặc máy móc để bác sĩ hướng dẫn bạn biện pháp xử lý cụ thể.
– Nên chọn những địa chỉ y tế lớn, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật viên có tay nghề chuyên môn tốt trong chụp chiếu MRI để có kết quả chính xác nhất.
Hiện nay, Hệ thống y tế Thu Cúc – TCI là một trong những đơn vị hàng đầu đã và đang triển khai sử dụng máy chụp MRI để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thăm khám sức khỏe của bệnh nhân. Tại đây, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chuyên khoa uy tín, chuyên môn và kinh nghiệm hàng đầu tiến hành các bước thăm khám cụ thể trước khi chụp MRI. Từ đó, đảm bảo kết quả chụp thoát vị đĩa đệm có hình ảnh chất lượng cao và chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, phương pháp này còn được đưa vào các gói tầm soát sức khỏe nhằm giúp khách hàng phát hiện bệnh lý một cách toàn diện và hiệu quả.
Từ những điều trên có thể thấy rằng, chụp MRI thoát vị đĩa đệm có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh thoát vị đĩa đệm. Đây là cơ sở quan trọng để bác sĩ có thể kết hợp với nhiều phương pháp để phát hiện, đưa ra chẩn đoán đúng đắn, chính xác nhất cho bệnh nhân để kịp thời can thiệp, chữa trị bệnh sớm nhất.