Bệnh tiểu dường là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cũng cần lưu ý về chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn.
1. Hầu hết người bệnh tiểu đường cảm nhận được lượng đường trong máu tăng cao?
Sai. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh tiến triển thầm lặng. Người bệnh có thể vẫn cảm thấy hoàn toàn bình thường trong khi nồng độ đường trong máu cao đang gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ thể. Theo dõi tiến triển của bệnh tiểu đường không thể chỉ dựa vào cảm nhận. Đừng chờ đợi cho tới khi có triệu chứng mới bắt đầu khi kiểm tra, điều trị.
2. Tại sao người bệnh tiểu đường cần đi giày dép rộng rãi thoải mái?
A: Để ngăn chặn nẹp ống chân
B: Để ngăn ngừa chấn thương bàn chân
Đáp án đúng là B. Bệnh tiểu đường thường gây ra nhiều biến chứng ở chân, gây khô ngứa da, vi nấm da, đau nhức. Nghiêm trọng nhất là nhiễm trùng gân cơ và máu, dẫn đến viêm loét, hoại thư. Do đó người bệnh cần lựa chọn giày dép hợp lý, thoải mái, giữ da sạch và khô, uống nhiều nước.
3. Người bệnh tiểu đường có thể ăn trái cây thoải mái?
Sai. Trái cây là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống lành mạnh, tuy nhiên có một số loại trái cây chứa carbohydrates (carb). Tiêu thụ quá nhiều carb có thể khiến lượng đường trong máu tăng cao.
Nhìn chung, người bệnh chỉ nên ăn miếng nhỏ và ăn trái cây tươi thay cho các loại nước ép. Ngoài ra nên kiểm soát khẩu phần ăn các loại rau giàu tinh bột như khoai tây, khoai lang, đậu Hà Lan và ngô.
4. Người bệnh tiểu đường dễ bị cảm cúm?
Sai. Bệnh tiểu đường không làm tăng nguy cơ bị cảm cúm của một người. Nhưng nếu bị cảm cúm, người bệnh tiểu đường sẽ bị nặng hơn so với người bình thường. Lượng đường trong má có thể tăng lên, và bệnh nhân có nhiều khả năng gặp biến chứng. Những người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ tử vong vì cúm và viêm phổi cao gấp 3 lần.
5. Người bị tiểu đường không nên ăn kẹo hay các loại thức ăn có đường khác?
Sai. Những người bị bệnh tiểu đường có thể ăn bất cứ thứ gì họ muốn – kẹo, bánh ngọt hay các đồ ngọt khác. Miễn là khẩu phần ăn của người bệnh hợp lý, không có loại thực phẩm bị cấm. Điều quan trọng là ăn kẹo trong chừng mực, xem xét cẩn thận lượng carbs của loại bánh kẹo dự định ăn. Ví dụ để ăn một miếng bánh nhỏ có thể người bệnh sẽ phải loại bỏ bớt một thực phẩm khác trong thực đơn có cùng lượng carbs.
6. Cắt bỏ tất cả thực phẩm chứa chất béo trong chế độ ăn uống sẽ làm chậm lại tiến triển của bệnh tiểu đường?
Sai. Bệnh nhân tiểu đường không nên cắt bỏ hết tất cả các loại chất béo. Giảm chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, các loại chất béo được tìm thấy trong thực phẩm chế biến, nhưng cần đảm bảo là người bệnh nhận được đủ chất béo “tốt” như chất béo không bão hòa đơn và chất báo không bão hòa đa. Giảm chất béo bão hòa sẽ làm giảm nguy cơ của bệnh tim mạch, một biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên người bệnh vẫn cần phải lưu ý vì chất béo “tốt” vẫn có chứa calo, nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tăng cân.
7. Phụ nữ mang thai khi đang mắc bệnh tiểu đường là rất nguy hiểm?
Sai. Trước đây nhiều bác sĩ cho rằng phụ nữ mắc bệnh tiểu đường không nên có thai. Tuy nhiên hiện nay với sự chăm sóc y tế tốt nhất phụ nữ mắc bệnh tiểu đường có thể có một thai kỳ bình thường và một em bé khỏe mạnh. Điều quan trọng là kiểm soát tốt lượng đường trong máu cả trong và trước khi mang thai.
8. Người bệnh tiểu đường nên tập thể dục trong bao lâu?
A: 60 phút/tuần
B: 90 phút/tuần
C: 150 phút/tuần
D: 500 phút/tuần
Đáp án đúng là C. Tập thể dục có lợi ích thực sự cho người bị tiểu đường. Nó có thể làm giảm lượng đường trong máu, giảm huyết áp, cải thiện sử dụng của cơ thể của insulin, và tăng cường sức khỏe tim mạch. Thậm chí tập thể dục có thể giúp người bệnh sử dụng thuốc liều thấp hơn.
Hầu hết các chuyên gia đề nghị người bệnh nên dành khoảng 150 phút/tuần để tập thể dục.
9. Nếu bị stress, lượng đường trong máu có thể tăng?
Đúng. Căng thẳng có thể gây rắc rối cho người bệnh tiểu đường. Đầu tiên, khi bạn đang căng thẳng,người bệnh sẽ ít có khả năng chăm sóc bản thân. Nhiều người bị chán ăn, ngừng tập thể dục, hoặc không ngủ đủ giấc. Thứ hai, stress dường như có tác động trực tiếp vào lượng đường trong máu.
Để giảm căng thẳng người bệnh có thể thử các biện pháp thư giãn như tập yoga, thiền định.
10. Người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ bao nhiêu muối mỗi ngày?
A: Không nên sử dụng muối
B: Ít hơn 1 thìa cà phê mỗi ngày
C: 10 – 12 thìa cà phê mỗi ngày
D: Ít nhất từ 6 – 8 pounds mỗi tháng
Đáp án đúng là B. Cắt giảm muối là quan trọng đối với những người có bệnh tiểu đường. Nó có thể giúp kiểm soát huyết áp, bảo vệ thận, và giảm nguy cơ bệnh tim. Những người bị bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng hai phần ba của một muỗng cà phê muối ăn một ngày.
Không chỉ loại bỏ muối khi chế biến thức ăn mà cần phải hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối. Khi nấu ăn hãy sử dụng các loại thảo mộc để gia tăng hương vị cho món ăn thay vì muối.
11. Bệnh nướu răng ở người bị tiểu đường là rất khó kiểm soát?
Đúng. Nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nướu nghiêm trọng là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh nướu răng không được điều trị có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và làm trầm trọng thêm sự kiểm soát bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường cũng làm tăng nguy cơ của các vấn đề sức khỏe răng miệng khác như sâu răng, nhiễm trùng do vi khuẩn, và nấm.
Để hạn chế nguy cơ, người bệnh cần kiểm soát chặt chẽ lượng đường trong máu. Giữ vệ sinh răng miệng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa 2 lần/ngày, đi khám nha sĩ 6 tháng/lần.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.