Áp-xe hậu môn là tình trạng mưng mủ ở gần khu vực hậu môn. Phần lớn áp-xe hậu môn là kết quả của nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh thường diễn tiến dai dẳng và ảnh hưởng tới sức khỏe nên cần phát hiện và điều trị sớm.
Nguyên nhân của áp-xe hậu môn
Áp-xe hậu môn có nhiều nguyên nhân, gồm:
– Nhiễm trùng từ vết nứt hậu môn. Vết nứt hậu môn là vết rách nhỏ trên da của ống hậu môn.
– Các bệnh lây truyền qua đường tình dục
– Tuyến hậu môn bị tắc
Các yếu tố nguy cơ gây áp xe hậu môn như:
– Viêm đại tràng
– Viêm ruột như bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
– Tiểu đường
– Viêm túi thừa
– Viêm vùng chậu
– Quan hệ tình dục qua hậu môn (người nhận)
– Sử dụng các thuốc như prednison.
Triệu chứng của áp-xe hậu môn
Khi bị áp-xe hậu môn người bệnh sẽ có biểu hiện:
– Đau kéo dài, đau nhói và trầm trọng hơn khi ngồi.
– Kích thích da xung quanh hậu môn gồm sưng, đỏ, và nhạy cảm.
– Tiết mủ
– Táo bón hoặc đau khi đi tiêu
– Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi.
Biện pháp chẩn đoán áp-xe hậu môn
Để chẩn đoán xem bạn có mắc áp-xe hậu môn hay không cần phải làm một số xét nghiệm để xác định: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm ruột, bệnh túi thừa, ung thư trực tràng
Người bệnh có thể được chỉ định siêu âm, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ.
Điều trị áp xe hậu môn
Điều trị áp-xe hậu môn cần loại bỏ hoàn toàn mủ ở vị trí áp-xe. Có thể thực hiện bằng gây tê tại chỗ với những áp-xe nhỏ. Những áp-xe lớn, sâu ở mức độ nặng có thể phải nhập viện. Các bác sĩ sẽ cho sử dụng một số loại kháng sinh và thực hiện dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Đôi khi, phẫu thuật rò có thể thực hiện cùng lúc với phẫu thuật áp-xe.
Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được kê thuốc giảm đau. Đối với người khỏe mạnh, kháng sinh thường không cần thiết. Kháng sinh có thể cần với người bị tiểu đường hoặc suy giảm hệ miễn dịch.
Đôi khi, phẫu thuật rò hậu môn có thể được thực hiện từ 4 tới 6 tuần sau khi áp-xe được dẫn lưu. Lỗ rò có thể không xuất hiện nhiều tháng hoặc nhiều năm sau áp-xe hậu môn.
Sau phẫu thuật áp-xe hoặc lỗ rò, tình trạng khó chịu thường nhẹ và có thể kiểm soát được bằng thuốc giảm đau. Sẽ mất ít thời gian để hồi phục..
Các biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật
– Nhiễm trùng
– Nứt hậu môn
– Áp-xe tái phát
– Sẹo
Sau khi áp xe hậu môn hoặc lỗ rò đã được chữa khỏi, để dự phòng tái phát cần tuân theo lời khuyên của bác sĩ và tái khám định kỳ nhằm kiểm tra tình trạng bệnh. Từ đó điều chỉnh đơn thuốc chữa trị áp-xe hậu môn kèm theo phù hợp.
Những phương pháp chẩn đoán và điều trị áp – xe hậu môn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết chính xác Bệnh viện Thu Cúc áp dụng phương pháp nào vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn cụ thể.