Những biểu hiện của bệnh lậu và giang mai sẽ có những điểm khác nhau. Do đó chúng ta cần tìm hiểu để phân biệt được hai loại bệnh này, từ đó có phương án thăm khám, điều trị bệnh hiệu quả, tránh để lại những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của con người.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về bệnh lý lậu và giang mai
1.1. Khái niệm của bệnh lý lậu và giang mai là gì?
Bệnh lý lậu và giang mai là hai bệnh lý lây truyền qua đường quan hệ tình dục không an toàn. Mặc dù có cơ chế lây truyền tương tự nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng là 2 loại bệnh khác nhau. Một số đặc điểm để phân biệt 2 loại bệnh này đó là:
– Bệnh lý lậu: nhiễm bệnh xuất phát từ loại vi khuẩn có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Loại vi khuẩn này có khả năng lây truyền qua con đường tình dục và không phân biệt giới tính. Bệnh lậu đặc trưng ở việc gây phản ứng nhiễm trùng cho các cơ quan sinh dục cũng như các bộ phận cơ thể khác như: trực tràng, phần họng,…Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu thường kéo dài khá ngắn, chỉ khoảng từ 2 tới 9 ngày,
– Bệnh lý giang mai: giang mai xuất hiện do sự tấn công của một loại vi khuẩn có tên khoa học là Treponema Pallidum. Vi khuẩn này sẽ xâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc quan hệ tình dục, cũng như có sự tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của người mắc bệnh. Giang mai có thời gian ủ bệnh và phát triển âm thầm trong khoảng vài tuần (3 – 4 tuần). Bệnh có khả năng để lại những tổn thương và biến chứng nguy hiểm tới các bộ phận trong cơ thể.
1.2. Sự khác nhau giữa bệnh lậu và giang mai là gì?
Theo đó, bệnh lý lậu và bệnh lý giang mai có những biểu hiện khá khác nhau, chia thành từng giai đoạn riêng biệt.
1.2.1. Biểu hiện của bệnh lý lậu
Bệnh lý lậu có thời gian ủ bệnh thường ngắn hơn bệnh giang mai. Sau khi đã ủ bệnh, khi tiến triển và phát bệnh ra bên ngoài thì sẽ có những triệu chứng cụ thể như sau:
– Giai đoạn bệnh cấp tính: lúc này bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện các dấu hiệu, triệu chứng lam sàng như: gặp khó khăn khi đi vệ sinh, tiểu buốt, tiểu rát. Đối với nữ giới thì sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu khu vực vùng kín, âm đạo. Khí hư khi tiết ra sẽ có mùi hôi khó chịu, màu sắc bất thường. Có nhiều trường hợp còn có dấu hiệu sưng đỏ phần âm đạo và xung quanh âm đạo. Đối với nam giới thì cũng có những biểu hiện tương tự ở khu vực dương vật. Dương vật có hiện tượng chảy dịch có mủ ở phần lỗ đi tiểu, sưng đau, phù nề nhiều ngày.
– Giai đoạn bệnh mãn tính: giai đoạn này được tính khi các triệu chứng lâm sàng đã bắt đầu có dấu hiệu giảm dần, tuy nhiên lúc này bệnh vẫn chưa khỏi hẳn. Nếu không có biện pháp chữa trị dứt điểm thì chúng sẽ có khả năng trở thành bệnh mãn tính và gây ra nhiều ảnh hưởng cho bệnh nhân. Đối với nam giới, bệnh lậu mãn tính sẽ có thể gây ra việc xuất tinh có chứa lẫn máu vào ban đêm, đau rát dương vật mỗi khi có quan hệ tình dục. Đối với nữ giới, lậu cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của chị em. Phần âm đạo sẽ liên tục tiết ra khí hư có màu sắc bất thường, mùi hôi khó chịu, cùng với việc tiểu rắt, tiểu buốt nghiêm trọng.
1.2.2. Bệnh giang mai có những biểu hiện cụ thể ra sao?
Khác với bệnh lý lậu, giang mai sẽ có thời gian ủ bệnh, phát bệnh và khỏi bệnh dài hơn. Trong đó, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lên tới 3-4 tuần lễ. Lúc này, các triệu chứng tương ứng với các giai đoạn bệnh đó là:
– Giai đoạn đầu tiên: lúc này sau khi đã có khoảng thời gian ủ bệnh, bệnh sẽ phát ra bên ngoài với những triệu chứng lâm sàng đó là: vùng bộ phận sinh dục của bệnh nhân sẽ có sự xuất hiện của các nốt gọi là săng giang mai. Đây là những nốt có viền đều, màu đỏ tươi, không có hiện tượng đau rát. Những vết săng này có thể chỉ xuất hiện ở cơ quan sinh dục, hoặc cũng có thể xuất hiện ở xung quanh phần sinh dục. Phần bẹn cũng có thể nổi hạch, sưng đau ngày một nhiều. Nếu không được phát hiện thì các dấu hiệu này có thể sẽ kéo dài trong khoảng 1 đến 2 tháng.
– Giai đoạn tiếp theo: Lúc này bệnh giang mai đã tiến triển nặng hơn. Tiếp tục xuất hiện các vết ban đỏ có hình dạng như cánh hoa đào. Các vết này có nhiều ở khu vực lòng bàn tay, bàn chân, vùng ngực hoặc lan ra khắp cơ thể. Đi kèm với các vết ban này, bệnh nhân có thể có hiện tượng đau đầu, mệt mỏi, đau xương khớp, rụng tóc,…
– Giai đoạn mãn tính: lúc này nếu không được phát hiện và chữa trị thì bệnh giang mai có thể tồn tại trong cơ thể tới vài năm, thậm chí là vài chục năm. Theo thời gian, các vi khuẩn gây bệnh giang mai sẽ có khả năng cư trú tại các bộ phận như: gan, thận, tim, phổi, hệ thần kinh,…Nếu kéo dài lâu ngày thì người bệnh sẽ đối mặt với những nguy cơ như: mất trí nhớ, ù tai, bại liệt,…
2. Phải làm gì để phòng tránh bệnh lậu và bệnh giang mai?
Theo đó, chúng ta cần phải điều trị bệnh lý lậu và giang mai sớm và dứt điểm, bởi nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản của phụ nữ nói riêng. Một số lưu ý chúng ta cần biết để phòng tránh khả năng mắc lậu và giang mai như sau:
– Sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục để tránh nguy cơ mắc các bệnh lý tình dục nguy hiểm.
– Tôn trọng đời sống tình dục chung thủy, 1 vợ 1 chồng.
– Không sử dụng chung đồ cá nhân hoặc các loại kim tiêm khi nghi ngờ người khác mắc các bệnh lý tình dục.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống, bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, các nhóm vitamin cần thiết cho cơ thể.
– Tăng cường rèn luyện các bộ môn thể dục thể thao để nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
– Chủ động đi thăm khám phụ khoa định kỳ để tầm soát các loại bệnh.
– Tuân thủ phương pháp điều trị của bác sĩ chuyên khoa, sử dụng thuốc đúng liều lượng và thời gian bác sĩ yêu cầu.
– Chú ý chăm sóc vệ sinh vùng kín cẩn thận, sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có độ pH đạt tiêu chuẩn.
Nếu có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào cần giải đáp về hai loại bệnh lý lậu và giang mai, quý khách hàng vui lòng liên hệ tới tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé.