Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ mắc bệnh phụ khoa. Dưới đây là những bệnh phụ khoa bà bầu có thể mắc.
Menu xem nhanh:
Vì sao bà bầu dễ mắc bệnh phụ khoa
Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi mạnh mẽ, khí hư bài tiết ra bên ngoài tăng lên làm cho âm đạo thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, độ pH thay đổi, chức năng thận suy giảm, lượng đường trong nước tiểu tăng cao… Đó là lý do vì sao phụ nữ mang thai dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Bà bầu bị bệnh phụ khoa có nguy hiểm không?
Bệnh phụ khoa là căn bệnh phổ biến ở nữ giới. Nó không chỉ gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát khó chịu mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ. Nhiều bệnh phụ khoa để lâu không loại bỏ có thể biến chứng gây ung thư đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Bệnh phụ khoa ở bà bầu có nguy hiểm không? Phụ nữ mang thai bị bệnh phụ khoa không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của mẹ mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Bệnh phụ khoa khiến mẹ bầu phải đối mặt với nguy cơ sảy thai, sinh non, con sinh ra bị nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bị đẹn hoặc viêm da, phổi có vấn đề, sức đề kháng yếu, rối loạn tiêu hóa, nhiễm trùng đường ruột… Do đó, mẹ bầu bị bệnh phụ khoa cần loại bỏ càng sớm càng tốt v dứt điểm trước khi sinh con.
Những bệnh phụ khoa bà bầu có thể mắc
Khi mang bầu, vùng kín của chị em trở nên “nhạy cảm” hơn bình thường nên rất dễ mắc các bệnh phụ khoa. Những bệnh phụ khoa bà bầu có thể mắc là:
-Nhiễm khuẩn âm đạo: Có khoảng 20% bà bầu bị nhiễm khuẩn âm đạo. Bệnh này gây ra bởi một loại vi khuẩn thường trú trong âm đạo nhưng do biến đổi hormone khi mang thai, vi khuẩn này phát triển một cách quá mức. Nếu không được loại bỏ, vi khuẩn này vẫn sẽ tồn tại cho đến khi thai nhi được sinh ra.
-Nhiễm nấm âm đạo do nấm candida: Khi mang thai, hormone estrogen và progesterone gia tăng quá nhiều, phá vỡ độ PH tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện sinh sôi cho loại nấm này.
-Bệnh nhiễm Strep B (GBS) âm đạo: Hơn 20% phụ nữ khỏe mạnh có vi khuẩn Strep nhóm B tồn tại trong cơ thể, thường là trong đường ruột, trực tràng hay âm đạo. Nhiễm GBS là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thai chết lưu và sinh non. GBS cũng là “thủ phạm” điển hình gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao.
-Bệnh viêm âm đạo do nhiễm ký sinh trùng trichomoniasis.
…
Những bệnh phụ khoa bà bầu có thể mắc khi mang nêu trên xuất hiện khi âm đạo của mẹ bầu có nhiều vi khuẩn và nấm cộng sinh. Khi hormone trong cơ thể thay đổi sẽ làm vi khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ và gây bệnh phụ khoa. Bệnh phụ khoa khi mang thai có thể gây nên những tác hại khôn lường cho sức khỏe sinh sản của mẹ bầu và có khả năng ảnh hưởng nặng nề đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu nên chú ý chăm sóc “vùng kín” để có sức khỏe thật tốt.
Khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Khi thấy có những dấu hiệu bất thường tại vùng kín, mẹ bầu nên đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt và thực hiện loại bỏ ngay (nếu có bệnh) để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.