Nhức đầu mãn tính là gì? Làm thế nào để cắt cơn đau/

Tham vấn bác sĩ
Tiến sĩ, Bác sĩ

Nguyễn Văn Doanh

Trưởng khoa Khám bệnh

Đau đầu (nhức đầu) là tình trạng hay gặp phải ở rất nhiều người. Cơn đau có thể diễn ra âm ỉ, đau chốc lát rồi biến mất, nhưng cũng thể  kéo dài thường xuyên. Nhiều người thường gọi là đau đầu mãn tính, nhức đầu mãn tính hay bệnh đau đầu kinh niên. Vậy nhức đầu mãn tính là gì? Nguyên nhân do đâu? Phải làm thế nào để kiểm soát và cắt cơn đau nhanh chóng? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

1. Nhức đầu mãn tính là gì?

Nhức đầu mãn tính là tình trạng nhức đầu xảy ra trong một thời gian dài, cơn đau thường đến đột ngột, đau âm ỉ kéo dài hoặc dữ dội trong một thời gian ngắn rồi hết nhưng có thể tái phát bất cứ lúc nào và thường không có dấu hiệu báo trước.

Thường cơn nhức đầu mãn tính có thể kéo dài hơn nửa tháng, tới 1 tháng, có trường hợp kéo dài đến 3 tháng và có thể dẫn đến đau đầu mãn tính hàng ngày. Nếu được điều trị hiệu quả ngay từ sớm và kiểm soát đều đặn, lâu dài, có thể làm giảm đau và tần suát các cơn đau có thể xuất hiện ít đi, thậm chí với một số trường hợp có thể cắt đứt cơn đau đầu.

Một số bệnh nhân xuất hiện những cơn nhức đầu mãn tính kéo dài từ ba đến hơn bốn tiếng đồng hồ. Các cơn nhức đầu này thường xảy ra ở những người có tiền sử đau nửa đầu (bệnh đau nửa đầu migraine), thoái hóa đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, u não, viêm não – viêm màng não, rối loạn giấc ngủ kéo dài,…

Đau đầu kinh niên có xu hướng ảnh hưởng đến một bên hoặc cả hai bên đầu, xuất hiện cảm giác đau nhói từ vừa đến nặng.

Tìm hiểu nhức đầu mãn tính là gì

Nhức đầu mãn tính là gì, điều trị bằng cách nào để cắt cơn đau nhanh chóng là câu hỏi rất nhiều người quan tâm khi có biểu hiện đau đầu kéo dài.

2. Các loại nhức đầu mãn tính thường gặp

Khi đã hiểu nhức đầu mãn tính là gì? Bạn nên biết các dạng nhức đầu mãn tính thường gặp, phương pháp và cách điều trị đối với từng dạng.

2.1. Nhức đầu do căng thẳng

Trong trường hợp nhức đầu do căng thẳng thần kinh, cơn đau sẽ diễn ra liên tục và tạo cảm giác như quấn một dải quanh đầu. Cơn đau thường xuất hiện khi làm việc liên tục, nhìn vào máy tính quá lâu, ngủ không đúng tư thế, tâm trạng bất ổn định… Nhức đầu do căng thẳng ảnh hưởng lên đến cả hai bên đầu của người bệnh.

Để giảm đau, bạn nên cố gắng tạo khoảng thời gian thư giãn và giảm bớt căng thẳng, ngoài ra nếu tình trạng đau đầu không thuyên giảm, bạn nên thăm khám ở chuyên khoa nội thần kinh để được bác sĩ chẩn đoán đung và đưa ra phác đồ điều trị.

2.2. Đau nửa đầu

Đau nửa đầu cũng là một triệu chứng báo hiệu nhức đầu mãn tính, thường xảy ra ở một bên đầu với các biểu hiện như: Nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi, buồn nôn, mắt nhìn mờ hoặc nhìn thấy các đốm, chấm…

Chứng đau nửa đầu có thể kéo dài từ ít nhất nửa giờ cho đến vài ngày, một số biện pháp có thể ngăn ngừa chứng đau nửa đầu như sau:

– Liệu pháp hormone dành cho đối tượng là nữ giới bị đau nửa đầu khi đến chu kỳ kinh nguyệt

– Kiểm soát trạng thái căng thẳng bằng cách tập thể dục, thư giãn tại nhà.

– Đau đầu do lạm dụng thuốc: Một số trường hợp bị đau đầu do người này lạm dụng thuốc giảm đau quá thường xuyên. Đau đầu do lạm dụng thuốc có thể gây nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách. Bệnh nhân cần kiểm soát tình trạng này bằng cách giảm dần thuốc giảm đau và sử dụng thuốc phòng ngừa.

2.3. Đau nửa đầu liên tục (Hemicrania continua)

Đây là một trong những loại đau đầu hiếm gặp, có thể gây ra đau ở một bên mặt và đầu. Khi bạn bị đau đầu liên tục trong thời gian ít nhất 3 tháng mà không bị đau hai bên, chứng tỏ bạn đã gặp phải bệnh lý này. Các triệu chứng của bệnh lý thường gặp là: mắt đỏ, nghẹt mũi và chảy nước mũi, con ngươi đỏ, vòng tròn đen ở giữa mắt…

Để điều trị tình trạng này, người bệnh cần phải thăm khám để được bác sĩ lên phác đồ điều trị và sử dụng một số loại thuốc để giảm tình trạng đau. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tạo lối sống lành mạnh với thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để tránh bệnh xuất hiện nhiều lần.

Các loại đau đầu thường gặp

Đau đầu mãn tính do căng thẳng thần kinh rất phổ biến ở giới văn phòng

3. Nguyên nhân gây nhức đầu mãn tính là gì?

Các nguyên nhân gây đau đầu kinh niên hàng ngày bao gồm:

– Viêm hoặc các vấn đề khác tại các mạch máu trong và xung quanh não như đột quỵ.

– Viêm màng não do nhiễm trùng

– Chấn thương sọ não, u não

– Lam dụng thuốc giảm đau

– Áp lực nội sọ quá cao hoặc quá thấp

Loại nhức đầu mãn tính này thường xảy ra ở những người bị rối loạn đau đầu từng cơn, đau nửa đầu, căng thẳng thần kinh kéo dài hoặc lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau. Đối với việc sử dụng thuốc giảm đau, nếu người bệnh sử dụng hơn hai ngày một tuần, hoặc chín ngày một tháng thì sẽ có nguy cơ đau đầu.

Nhiều người thường chủ quan và cho rằng bệnh không nguy hiểm, tuy nhiên, nhức đầu mãn tính lại gây ra những biến chứng mà bạn không thể ngờ tới. Người bị nhức đầu mãn tính về lâu dài sẽ có nguy cơ bị trầm cảm, lo lắng, rối loạn giấc ngủ và các vấn đề tâm lý khác. Cách tốt nhất là bạn nên đi thăm khám với bác sĩ chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán đúng, có phác đồ điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân gây nhức đầu mãn tính

Một số nguyên nhân phổ biến gây đau đầu mãn tính

4. Các phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngoài việc thăm khám và điều trị, để có thể phòng ngừa hiệu quả và giảm chứng nhức đầu mãn tính, người bệnh cần phải tự chăm sóc bản thân bằng cách:

– Tạo một cuốn nhật ký theo dõi tình trạng đau đầu, các nguyên nhân dẫn đến đau đầu để tránh xa các nguyên nhân này.

– Không lạm dụng thuốc: Ngay cả khi bạn sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn, nếu dùng quá nhiều trong 1 tháng có thể khiến tình trạng đau đầu nghiêm trọng hơn.

– Ngủ đủ giấc: Người trưởng thành nên ngủ đủ giấc khoảng 7 – 8 tiếng mỗi đêm. Tốt nhất hãy đảm bảo thời điểm ngủ và thức của các ngày giống nhau. Trong trường hợp bạn bị rối loạn giấc ngủ, cần phải thăm khám và điều trị ngay.

– Chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất hàng ngày. Ngoài ra, nên hạn chế tối đa sử dụng các loại đồ uống có cồn, chứa caffeine và không hút thuốc lá. Đối với người thừa cân, béo phì cần giảm cân ngay.

– Tập luyện thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao có thể giúp bạn cải thiện sức khỏe thể chất và cả tinh thần, giúp giảm căng thẳng. Bạn nên lựa chọn các bộ môn thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hoặc đạp xe để tập luyện thường xuyên.

– Giảm căng thẳng: Căng thẳng thần kinh, stress kéo dài là nguyên nhân phổ biến của nhức đầu mãn tính. Do vậy, người bệnh cần giảm căng thẳng bằng cách làm việc và sinh hoạt một cách khoa học, luôn suy nghĩ lạc quan, áp dụng một số phương pháp như ngồi thiền hoặc yoga.

– Giảm lượng Caffeine: Caffeine thường có nhiều ở cà phê, trà và các loại thuốc giảm đau, việc sử dụng caffeine có thể giúp bạn giảm bớt đau đầu, nhưng cũng có thể khiến tăng nặng hơn. Do vậy, tốt nhất bạn nên giảm lượng caffeine khỏi chế độ ăn uống trong ngày.

các phương pháp phòng ngừa hiệu quả

Ngủ đủ giấc cũng là một phương pháp phòng ngừa đau đầu mạn tính

Qua bài viết này chắc hẳn bạn đã biết nhức đầu mãn tính là gì? Hãy tạo cho bản thân một lối sống lành mạnh và chia sẻ ngay bài viết trên nếu bạn thấy hữu ích đến người thân của bạn, để cùng cấp thêm kiến thức giúp ngăn ngừa chứng nhức đầu mãn tính.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital