Nguyên nhân gây viêm thực quản

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Thu Hằng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Viêm thực quản là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường gặp. Viêm thực quản lâu ngày không chữa trị có thể biến chứng thành ung thư thực quản. Vậy, nguyên nhân gây viêm thực quản là gì?

Viêm thực quản là bệnh gì?

Viêm thực quản là hiện tượng viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày. Bệnh viêm thực quản nếu không được điều trị và điều trị đúng cách sẽ gây ra những khó khăn về nuốt (nuốt khó, nuốt đau), loét thực quản, sẹo thực quản, đau ngực… Điều đáng lo ngại hơn, viêm thực quản có thể dẫn đến biến chứng ung thư thực quản.

Viêm thực quản là hiện tượng viêm lớp niêm mạc lót lòng thực quản, đoạn tiêu hóa nối từ họng đến dạ dày.

Nguyên nhân gây viêm thực quản

Bệnh viêm thực quản do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh thường gặp:

– Do trào ngược dạ dày-thực quản: Đây là một trong những nguyên nhân gây viêm thực quản thường gặp nhất. Trào ngược dạ dày-thực quản là tình trạng các chất trong dạ dày đặc biệt là các axit của dạ dày bị trào ngược lên thực quản thường xuyên khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, ợ nóng, đau họng, đau ngực, ăn uống khó khăn…

Trào ngược dạ dày thực quản là một trong những nguyên nhân gây viêm thực quản thường gặp.

– Do nhiễm trùng: Viêm thực quản cũng có thể có nguyên nhân từ nhiễm vi khuẩn, siêu vi, nấm hay ký sinh trùng trong các mô của thực quản.

-Do thuốc: Một số thuốc uống có thể gây tổn thương mô thực quản nếu uống trong thời gian dài. Việc uống thuốc với ít nước cũng là nguyên nhân gây viêm thực quản.

Các loại thuốc có liên quan đến viêm thực quản, bao gồm:

+ Aspirin và các thuốc không steroid khác chống viêm (NSAID) như ibuprofen và naproxen.

+Thuốc kháng sinh, chẳng hạn như tetracycline và doxycycline.

+ Kali clorua, được sử dụng để điều trị thiếu kali.

Khi có dấu hiệu của viêm thực quản, bạn nên đi khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt.

+Các thuốc bisphosphonate, bao gồm alendronate, điều trị xương yếu và dễ gãy (loãng xương).

-Do dị ứng: Chủ yếu là do dị ứng thức ăn hoặc hóa chất khi hít vào.

Để xác định chính xác nguyên nhân gây viêm thực quản, người bệnh cần được khám chuyên khoa tiêu hóa. Căn cứ vào kết quả khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, đánh giá tình trạng bệnh và tư vấn điều trị phù hợp.

Triệu chứng bệnh viêm thực quản

Khi bị viêm thực quản, người bệnh thường có các biểu hiện dưới đây:

-Khó nuốt, đau khi ăn, uống, nuốt nước bọt thậm chí là nói chuyện

-Nôn và buồn nôn

-Nôn ra máu

-Đau dạ dày

-Trào ngược nước bọt, thức ăn

-Giảm sự thèm ăn, ăn uống không có cảm giác ngon miệng

-Cơ thể mệt mỏi, gầy sút cân…

Các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa khuyến cáo, khi thấy có những dấu hiệu của bệnh viêm thực quản cần đi khám chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt. Bệnh viêm thực quản càng được phát hiện sớm, điều trị sớm, hiệu quả điều trị càng cao.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital