Hầu hết những nguyên nhân gây nôn ở trẻ em là lành tính và có thể tự khỏi. Tuy nhiên ói mửa cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt nôn mửa kéo dài sẽ gây mất nước, mất cân bằng điện giải. Khi thăm khám để đánh giá nguyên nhân gây nôn mửa có nghiêm trọng hay không, bác sĩ sẽ hỏi về tần suất nôn, màu sắc của dịch nôn, có lẫn máu hoặc mật trong đó hay không và trẻ có vấn đề bất thường nào về sức khỏe không.
Viêm dạ dày ruột
Theo Johns Hopkins Children’s Center, viêm dạ dày ruột do virus là nguyên nhân phổ biến nhất của nôn ở trẻ em. Một số loại virus gây bệnh viêm dạ dày ruột là rotavirus và virus Norwalk. Trong khi đó viêm dạ dày ruột do vi khuẩn lại thường bắt nguồn từ các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực ăn như E. coli, Salmonella, Shigella. Trẻ bị viêm dạ dày ruột thường bị tiêu chảy, nôn ói. Mất nước là biến chứng thường gặp nhất của nôn do viêm dạ dày ruột.
Trào ngược dạ dày – thực quản
Một nguyên nhân gây nôn ở trẻ em phỏ biến khác là chứng trào ngược dạ dày – thực quản. Ở trẻ em cơ vòng thực quản dưới yếu hơn so với người lớn, đây chính là lý do dẫn tới tình trạng trào ngược dạ dày – thực quản. Trẻ mắc chứng bệnh này thường nôn mửa rất nhiều, đặc biệt là sau khi ăn. Cha mẹ thường thận thấy trẻ nôn ra thức ăn không tiêu hoặc sữa đông. Hầu hết các trường hợp trào ngược dạ dày –thực quản sẽ biến mất khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên cha mẹ có thể thực hiện một số biện pháp để hạn chế tình trạng nôn mửa ở trẻ như cho trẻ ăn chậm hơn. Một số trẻ có thể sẽ phải uống thuốc để giảm số lần trào ngược. Đôi khi nếu trẻ bị trào ngược nặng và ói mửa sẽ phải phẫu thuật để loại bỏ chứng trào ngược.
Tắc nghẽn
Nhiều trường hợp trẻ bị nôn do đường tiêu hóa bị tắc nghẽn ở một vị trí nào đó. Trẻ 1 tháng tuổi có nguy cơ bị hẹp môn vị, một tình trạng trong đó lớp cơ môn vị tăng sinh phì đại dày lên làm lòng môn vị hẹp lại, khiến sữa không thể từ dạ dày xuống ruột và gây nôn mửa. Trẻ bị xoắn ruột (malrotation) thường nôn ra mật. Trẻ em đã từng phẫu thuật ruột trước đây có thể bị dính ruột vào thành bụng, dính các tạng với nhau do mô sẹo hình thành giữa các tạng và gây dính, cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nôn mửa. Ngoài ra lồng ruột cũng có thể khiến trẻ bị nôn kèm theo đau bụng dữ dội.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288