Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Phí Thị Quang

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Nứt kẽ hậu môn là bệnh có liên quan đến vùng hậu môn trực tràng. Đây là bệnh khá phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Cùng tìm hiểu về các nguyên nhân dẫn tới nứt kẽ hậu môn qua bài viết dưới đây chúng ta sẽ có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn

Theo nghiên cứu, có nhiều nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn:

  • Táo bón

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn. Khi bị táo bón, người bệnh đại tiện khó khăn, phải dùng sức để rặn, làm tăng áp lực ở hậu môn. Lâu ngày hình thành vết nứt.

  • Thói quen đi đại tiện
Táo bón, ngồi đại tiện quá lâu... là những nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn

Táo bón, ngồi đại tiện quá lâu… là những nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn

Thói quen đọc sách báo khi đại tiện hoặc ngồi xem điện thoại, chơi game khi đại tiện… khiến thời gian đại tiện lâu hơn, dễ hình thành các bệnh về trực tràng, hậu môn.

  • Nhiễm trùng

Khi nhiễm khuẩn sẽ hình thành nên trĩ nội hoặc polyp hậu môn khiến người bệnh dễ bị nứt kẽ hậu môn. Vi khuẩn xâm nhập vào hậu môn sẽ gây mưng mủ, lở loét, viêm nhiễm…

  • Chế độ ăn uống không khoa học

Chế độ ăn ít chất xơ và nước khiến người bệnh dễ mắc táo bón. Lâu ngày gây nứt kẽ hậu môn vì phải rặn nhiều khi đại tiện.

  • Quan hệ tình dục qua hậu môn

Do cấu tạo của ống hậu môn có kích thước nhỏ, tập trung nhiều tĩnh mạch và dây thần kinh xúc cảm. Nếu sex qua đường hậu môn sẽ khiến lỗ hậu môn bị tổn thương, gây rách và viêm loét, gây nứt kẽ hậu môn.

  • Tác dụng phụ của thuốc
Việc lạm dụng thuốc cũng gây táo bón, lâu ngày dẫn tới nứt kẽ hậu môn

Việc lạm dụng thuốc cũng gây táo bón, lâu ngày dẫn tới nứt kẽ hậu môn

Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống viêm, giảm đau hoặc chống động kinh… đều chứa các thành phần phụ gây táo bón. Vì thế nếu táo bón kéo dài, người bệnh có thể bị nứt kẽ hậu môn.

Trên đây là những nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn.

Cách phòng ngừa nứt kẽ hậu môn

Để phòng ngừa nứt kẽ hậu môn chúng ta cần tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết như:

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý

Tăng cường các loại rau xanh nhằm cung cấp chất xơ cần thiết cho cơ thể. Uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ, trái cây; Hạn chế uống rượu, hút thuốc, ăn đồ cay và thực phẩm nhiều dầu mỡ.

  • Vận động hàng ngày

Nên vận động cơ thể bằng cách tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp tăng nhu động ruột.

Để phòng nứt kẽ hậu môn cần chú ý tới chế độ ăn uống và vận động hàng ngày

Để phòng nứt kẽ hậu môn cần chú ý tới chế độ ăn uống và vận động hàng ngày

  • Chú ý sinh hoạt

Quan hệ tình dục đúng cách, duy trì đời sống thoải mái, tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Thường xuyên đứng dậy đi lại sau mỗi giờ làm việc, không ngồi quá lâu hoặc đứng trong thời gian dài.

Không ngồi đọc sách hoặc xem điện thoại quá lâu khi đại tiện.

Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau mỗi lần đại tiện để tránh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn.

Nếu bị nứt kẽ hậu môn, bạn nên ngâm hậu môn với nước ấm trong 15 – 30 phút, mỗi ngày từ 2 – 3 lần, nhất là sau khi đại tiện, sẽ giúp giảm đau. Đồng thời, tránh rặn khi rặn sẽ tăng áp lực, làm rách lại vết nứt cũ đang lành hoặc gây ra vết nứt mới.

Bạn cần đi khám và tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.

Để tìm hiểu thêm về nguyên nhân dẫn đến nứt kẽ hậu môn và cách phòng bệnh hiệu quả, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài 1900 558892 hoặc hotline 0936 388 288 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital