Nguyên nhân bị vi khuẩn HP và cách phòng tránh tương ứng

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Tìm hiểu về các nguyên nhân bị vi khuẩn HP sẽ giúp mọi người chủ động hơn trong việc phòng tránh lây nhiễm hiệu quả khi mà tỷ lệ lây nhiễm HP trong cộng đồng ngày một cao.

1. Nguyên nhân bị vi khuẩn HP qua đường miệng – miệng

1.1. Cơ chế lây nhiễm

Lây nhiễm vi khuẩn HP theo đường miệng – miệng là đường lây trực tiếp và cũng là con đường phổ biến nhất. Cụ thể, khi có sự tiếp xúc giữa nước bọt hoặc dịch tiết ra từ đhttps://benhvienthucuc.vn/nguyen-nhan-bi-v…-tranh-tuong-ung/ường tiêu hóa ở người mang khuẩn với nước bọt hoặc dịch tiết ra từ đường tiêu hóa ở người lành không mang khuẩn thì vi khuẩn HP sẽ có tỷ lệ cao lây nhiễm thành công từ người mắc bệnh qua người lành.

Những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm qua đường miệng – miệng như ăn chung bát đũa, uống chung cốc, hôn môi,..

Nguyên nhân bị vi khuẩn HP qua lây nhiễm miệng - miệng

Tiếp xúc miệng – miệng là con đường trực tiếp và phổ biến lây nhiễm vi khuẩn HP.

1.2. Cách phòng tránh

Phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP trong trường hợp này được thực hiện theo các lưu ý sau:

– Không ăn chung, uống chung cùng dụng cụ với người khác.

– Trong trường hợp gia đình có thành viên nhiễm vi khuẩn HP, bên cạnh việc thực hiện phòng tránh tốt trong sinh hoạt hằng ngày thì các thành viên khác nên thực hiện xét nghiệm test vi khuẩn HP ngay để được chẩn đoán sớm một cách chính xác.

– Vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ, kỹ lưỡng.

2. Lây nhiễm HP qua ăn uống thiếu vệ sinh

2.1. Cơ chế lây nhiễm ở nguyên nhân bị vi khuẩn HP qua ăn uống

Vi khuẩn HP trong dạ dày sẽ được đào thải ra ngoài qua phân nhờ hoạt động tiêu hóa của cơ thể. Khi ở môi trường ngoài, vi khuẩn có thể bám vào thực phẩm hoặc những khu vực không được vệ sinh sạch sẽ và trở thành nguồn lây lan trong cộng đồng.

Theo đó, những hoạt động làm tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh như ăn hàng quán vỉa hè không đảm bảo vệ sinh, ăn đồ ăn chế biến chưa sạch hoặc không rõ nguồn gốc, ăn đồ sống,…

2.2. Cách phòng tránh

Mỗi người cần lưu ý và thực hiện những yêu cầu sau đây giúp hạn chế khả năng lây nhiễm HP qua đường ăn uống:

– Hạn chế ăn hàng quán vỉa hè, lựa chọn địa điểm ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

– Thực hiện nghiêm chỉnh việc ăn chín và uống sôi. Hạn chế tối đa ăn các thực phẩm sống hoặc chế biến chưa chín.

– Lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc, sơ chế cẩn thận kỹ càng.

– Sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt cũng như chế biến thức ăn.

– Hình thành thói quen thường xuyên rửa tay kỹ bằng xà phòng.

– Vệ sinh nhà cửa, môi trường sống một cách đều đặn.

Phòng lây nhiễm vi khuẩn HP

Tạo thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng đều đặn giúp phòng ngừa tốt nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.

3. Lây nhiễm HP qua thăm khám không đảm bảo

3.1. Cơ chế lây nhiễm ở nguyên nhân bị vi khuẩn HP qua thăm khám

Trong quá thăm khám, việc sử dụng chung các dụng cụ y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng, thăm khám nha khoa hay các bệnh lý đường tiêu hóa,… có thể xảy ra nguy cơ lây nhiễm chéo nếu cơ sở y tế thực hiện không đảm bảo theo đúng quy trình chất lượng. Theo đó, các dụng cụ y tế cần được khử khuẩn sạch sẽ, thực hiện thăm khám an toàn cho cả người bệnh và nhân viên y tế.

3.2. Cách phòng tránh

Người bệnh tiến hành thăm khám cần lựa chọn đơn vị y tế uy tín chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định an toàn y tế nhằm phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo. Tốt nhất, nên ưu tiên sử dụng bộ dụng cụ riêng biệt, không dùng chung, không dùng lại, mỗi người bệnh một bộ.

4. Chẩn đoán HP dương tính bằng cách nào?

Trên thực tế, hầu hết các trường hợp HP dương tính đều vô tình nhiễm khuẩn mà không hề hay biết. Chỉ khi bệnh biểu hiện nên các triệu chứng mới bắt đầu nghi ngờ và tiến hành thăm khám phát hiện bệnh.

Với trường hợp nghi ngờ bệnh, mỗi người bệnh cần chủ động thăm khám sớm để được chỉ định phương pháp chẩn đoán HP phù hợp đúng với mục đích cũng như tình trạng cụ thể bao gồm 4 phương pháp chính sau đây:

– Nội soi dạ dày

– Xét nghiệm hơi thở

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm phân

Trong đó, nội soi dạ dày được cho là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán HP cũng như các bệnh lý đường tiêu hóa khác. Thông qua nội soi, bác sĩ không chỉ trực tiếp lấy mẫu bệnh phẩm tại dạ dày để đưa đi xét nghiệm mà còn có thể quan sát trọn lòng dạ dày, kịp thời phát hiện các tổn thương liên quan đến từ nguyên nhân nhiễm vi khuẩn HP. Nhờ vậy, nội soi dạ dày cho kết quả chẩn đoán chính xác và hỗ trợ lên phác đồ điều trị sau đó.

Chẩn đoán HP dương tính qua nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là phương pháp tiêu chuẩn trong chẩn đoán các bệnh đường tiêu hóa bao gồm cả HP dương tính.

Các nguyên nhân bị vi khuẩn HP phần lớn đến từ 3 con đường lây nhiễm: đường miệng – miệng, đường phần – miệng, đường dạ dày – dạ dày. Mỗi người cần thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh đúng cách để giảm ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo. Bên cạnh đó, hãy chủ động thăm khám chuyên khoa tiêu hóa định kỳ đều đặn để tầm soát các bệnh tiêu hóa một cách tốt nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital