Hiện nay. nhiều người có thói quen sử dụng thuốc chống say rượu để hạn chế các triệu chứng do bia rượu mang lại. Tuy nhiên, có những người lại lạm dụng thuốc quá mức mà không hay biết nó tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm tới sức khỏe của chính mình.
Menu xem nhanh:
1. Dùng thuốc chống say khi uống rượu ngày càng phổ biến
Rượu là một phần không thể thiếu trong các cuộc vui của người Việt Nam. Tuy nhiên, uống rượu quá mức có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe
Cơ thể khi tiếp nạp quá nhiều rượu sẽ tăng cường sản xuất nước tiểu, kéo theo đó là tình trạng mất nước nhanh chóng. Khi bị say rượu sẽ có những biểu hiện sau:
– Nhức đầu.
– Chóng mặt.
– Không làm chủ được bản thân.
– Buồn nôn.
– Khó chịu, bứt rứt.
Thế nên để tránh say rượu cũng như phát sinh các hành động mất kiểm soát thì nhiều người có xu hướng mua thuốc chống say về uống. Thậm chí với tần suất các tiệc nhậu triền miên thì số lần uống thuốc chống say ngày càng tăng thêm.
2. Lạm dụng thuốc chống say rượu – Tác hại khôn lường
2.1. Thuốc chống say rượu là thuốc gì?
Thuốc chống say rượu là thuốc giúp việc say rượu giảm bớt khi đang uống hay ngay sau uống rượu, hoặc giúp tăng “đô” rượu trước khi uống rượu. Và số mọi người đều lầm tưởng rằng đây là một giải pháp hiệu quả và an toàn cho sức khỏe để có thể thoải mái uống rượu bia mà không lo say xỉn.
2.2. Tác hại của thuốc chống say rượu nếu lạm dụng
Nếu lạm dụng thuốc sẽ dẫn tới quá liều và gây hại cho các cơ quan trong cơ thể:
– Gây hại cho gan: Sử dụng thuốc chống say thường xuyên có thể dẫn tới tăng men gan, giảm các chất có chức năng bảo vệ gan, tăng tổng hợp axit béo và triglyceride tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ…. Nguy hiểm hơn, thuốc có thể giữ lại lượng cồn trong ruột, khiến gan không kịp lọc chất độc, dẫn đến tử vong.
– Gây hại cho hệ thần kinh: Vì có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương nên uống thuốc sẽ khiến bạn có triệu chứng buồn ngủ, chóng mặt, lú lẫn, thậm chí là mất ý thức. Tăng cao các rối loạn về thần kinh, ảnh hưởng đến khả năng tư duy, ghi nhớ và vận động nếu lạm dụng thuốc.
– Gây hại cho tim mạch: Làm tăng nhịp tim, huyết áp và nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
– Gây hại cho hệ tiêu hóa: Gây kích ứng dạ dày và dẫn đến các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy. Dùng thuốc thường xuyên và lâu dài có thể gây ra các bệnh về hệ tiêu hóa (viêm loét dạ dày tá tràng, hội chứng ruột kích thích).
– Gây hại cho hệ sinh sản: Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Nguy cơ vô sinh, hiếm muộn rất dễ xảy đến, nhất là ở những người trẻ tuổi.
2. Vì sao lạm dụng thuốc lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe?
Thành phần chính của thuốc chống say rượu thường là vitamin B1, B6, B12, acid glutamic… Tuy được cho là hỗ trợ chuyển hóa rượu, nhưng hiện nay chưa có bằng chứng khoa học nào khẳng định thuốc có khả năng bảo vệ hoặc phục hồi tổn thương do rượu gây ra hay giúp giải rượu nhanh hơn.
Khi dùng ở liều lượng cho phép, thuốc giúp người dùng giảm nhức đầu, sốt, đau nhức, dễ chịu. Nhưng nếu dùng thường xuyên hoặc quá liều thì lại gây ra phản ứng ngược, dẫn tới sức khỏe bị ảnh hưởng.
Ngoài ra, có người còn dùng thuốc aspirin hoặc paracetamol trước hoặc sau khi uống rượu để hết nhức đầu, giúp uống rượu dễ chịu hơn. Tuy nhiên, paracetamol tiềm ẩn nguy cơ độc hại cho gan. Do vậy, sử dụng paracetamol liều cao hoặc kéo dài có thể dẫn đến tình trạng gan nhiễm độc, thậm chí hoại tử tế bào gan.
3. Lời khuyên khi sử dụng thuốc chống say rượu
Trước những tác hại xấu tới sức khỏe nếu dùng thuốc sai cách, bạn hãy ghi nhớ một vài điều sau để bảo vệ sức khỏe bản thân:
– Chỉ sử dụng thuốc chống say rượu khi thực sự cần thiết, ví dụ như khi tham gia các sự kiện quan trọng mà không thể tránh khỏi việc uống rượu bia. Không nên sử dụng quá thường xuyên hoặc lạm dụng thuốc khi tham gia các cuộc nhậu với bạn bè, đồng nghiệp.
– Tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng được khuyến cáo trên bao bì thuốc. Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng là rất quan trọng, nhất là thông tin về liều dùng, thời điểm dùng và lưu ý quan trọng (nếu có).
– Không sử dụng thuốc khi đang lái xe. Vì thuốc có thể gây buồn ngủ, chóng mặt, ảnh hưởng đến khả năng tập trung.
– Không sử dụng thuốc cho trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú.
– Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, đặc biệt là khi đang có vấn đề sức khỏe. Nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, hãy thông báo cho bác sĩ biết để chỉ định dùng thuốc an toàn.
4. Uống rượu có trách nhiệm không cần dùng thuốc
Thay vì đi tìm kiếm thuốc chống say thì hãy uống rượu đúng cách và an toàn cho sức khỏe của mình:
– Hạn chế uống các loại rượu mạnh, ưu tiên chọn các loại rượu trái cây hoặc rượu vang
– Uống ở mức đủ với bản thân, không ép mình uống quá nhiều.
– Nên ăn trước khi uống, tránh để bụng rỗng vì khi đói khả năng hấp thu rượu của đường ruột sẽ nhanh hơn khi có trộn lẫn thức ăn. Chính vì vậy mà làm người uống dễ say hơn.
– Trước nửa giờ khi đi uống rượu có thể uống một bình sữa tươi nguyên chất để vừa bảo vệ niêm mạc dạ dày (ngăn tình trạng viêm dạ dày do rượu), vừa có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hủy ethanol.
– Không nên uống quá nhanh, quá nhiều trong thời gian ngắn vì sẽ làm tăng áp lực cho gan, khiến gan không kịp chuyển hóa rượu.
Tuy nhiên, rượu vẫn được đánh giá là loại đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe. Hãy hạn chế rượu ở mức tối đa, tốt nhất là không nên uống rượu để bảo vệ sức khỏe khỏi những căn bệnh nguy hiểm. Trong trường hợp vẫn phải uống rượu thì chỉ nên uống trong giới hạn cho phép và sử dụng thuốc chống say rượu một cách khi thực sự cần thiết thôi bạn nhé.