Nguy hiểm nhiễm khuẩn dạ dày

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Đức Sơn

Trưởng Đơn vị Thăm dò chức năng - Nội soi tiêu hóa

Nhiễm khuẩn dạ dày là nguyên nhân gây nên hàng loạt các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, đau dạ dày và cả ung thư dạ dày. Tình trạng nhiễm khuẩn xảy ra do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori) – một loại vi khuẩn sống tại dạ dày gây nên.

1. Vi khuẩn H.pilori gây tổn hại dạ dày như thế nào?

Nhiễm khuẩn H. pylori là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày – tá tràng, dẫn tới các cơn đau bụng quằn quại làm ảnh hưởng tới sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Ước tính có hơn 50% dân số thế giới bị nhiễm khuẩn này, trong đó 90% phát triển thành viêm dạ dày mạn tính.

Loét dạ dày do nhiễm H. pylori trong thời gian dài mà không được điều trị có thể dẫn tới các biến chứng như thủng dạ dày hay xuất huyết tiêu hóa. Không chỉ vậy, người bị nhiễm vi khuẩn H. pylori có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao gấp 2 – 6 lần so với người không bị nhiễm.

Khi bị nhiễm vào cơ thể, H. pylori di chuyển rất nhanh, xâm nhập lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày và đi vào lớp tế bào biểu mô lót ngay bề mặt bên trong dạ dày, đặc biệt là khoảng gian bào. H. pylori làm giảm chất nhầy bảo vệ thành dạ dày khiến axit dịch vị tác động trực tiếp lên thành dạ dày, kết hợp với nhiều yếu tố khác gây nên viêm loét dạ dày.

2. Dấu hiệu nhiễm khuẩn dạ dày do H.pylori

Đa số người bị nhiễm khuẩn H. pylori thường không có dấu hiệu nào cụ thể. Thông thường khi người bệnh có các triệu chứng đau, nóng bụng, buồn nôn, nôn mửa, ợ chua, đầy hơi… thì bệnh đã phát triển thành viêm loét dạ dày. Vi khuẩn H.pylori chủ yếu lây nhiễm qua đường ăn uống, dùng thực phẩm hay nước uống không hợp vệ sinh, dịch tiêu hóa, phân…

3. Bị nhiễm khuẩn dạ dày do H.pylori phải làm gì?

Với người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm H.pylori, cần tuân theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chỉ định để tránh bệnh diễn tiến phức tạp hơn và giảm thiểu lây lan. Vi khuẩn H.pylori nằm sâu dưới lớp nhầy và trong môi trường axit, có khả năng kháng thuốc do môi trường axit dịch vị có thể làm mất tác dung của các thuốc kháng sinh, do đó việc điều trị nhiễm khuẩn dạ dày cần theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.

nhiễm khuẩn dạ dày

Người bệnh cần thực hiện điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.

4. Phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn H. pylori

Để tránh lây nhiễm vi khuẩn H.pylori gây nhiễm khuẩn dạ dày, cần đảm bảo vệ sinh ăn uống, chú ý ăn chín, uống sôi, hạn chế dùng chung bát đũa, rửa tay sạch trước khi ăn… Đối với người bệnh bị viêm loét dạ dày do nhiễm khuẩn H.pylori thì cần điều trị theo đúng chỉ định của  bác sĩ để có kết quả điều trị tốt nhất và phòng tránh lây lan.

Để tìm hiểu thêm các thông tin hữu ích khác, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC

Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 0936 388 288

Hotline: 0936 388 288

Website: benhvienthucuc.vn

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital