Những nguy cơ bệnh hô hấp từ ô nhiễm không khí

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước nhanh chóng trong những năm trở lại đây, các khu đô thị mọc lên như “nấm sau mưa” khiến tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Tỷ lệ mắc bệnh tật cũng theo đó mà tăng lên. Nguy cơ bệnh hô hấp từ ô nhiễm không khí cũng theo đó tăng cao, tìm hiểu ngay cách để phòng ngừa và điều trị bệnh trong thời điểm chất lượng không khí ngày càng xấu.

1. Khái quát về tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay ở Việt Nam

Theo bảng xếp hạng các thành phố có mức ô nhiễm không khí cao hàng đầu, ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chiếm vị trí rất cao. Mới đây nhất, theo thống kê, Hà Nội là nước có chỉ số ô nhiễm thứ 2 chỉ sau Ấn Độ.

Nồng độ bụi mịn hoặc siêu mịn thường cao vào ban đêm và sáng sớm bởi đó là thời điểm gió lặng và nhiệt độ giảm so với ban ngày khiến không khí khó khuếch tán và duy trì mức cao.

Gia tăng mức độ ô nhiễm kết hợp với sương mù quang hóa có thể ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người dẫn đến nhiều căn bệnh nguy hiểm. Đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp bởi hệ hô hấp và chất lượng không khí có mối tương quan chặt chẽ với nhau.

đánh giá nguy cơ bệnh hô hấp từ việc ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người

2. Mối liên hệ của bệnh hô hấp và ô nhiễm không khí

2.1 Đánh giá nguy cơ bệnh hô hấp từ việc ô nhiễm không khí

Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới WHO liên tục nhấn mạnh những nguy cơ từ ô nhiễm không khí tới sức khỏe của con người.

Tuy nhiên ô nhiễm không khí lại xuất phát từ chính những hoạt động thường ngày của con người như: khí thải xe cộ, hoạt động sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý rác thải, lọc dầu, nhiệt điện, nông nghiệp, nấu ăn, sưởi ấm nhiên liệu…

Tình trạng ô nhiễm không khí xuất hiện bởi những bụi, bụi siêu mịn, bụi mịn hoặc các khí CO, SO2, CO2… Những hạt bụi trong không khí có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của không khí. Đa số mắt thường khó có thể nhìn hoặc cảm nhận những hạt bụi nhưng đây lại chính là những tác nhân dẫn tới bệnh về đường hô hấp như: viêm hô hấp trên, viêm hô hấp dưới, ảnh hưởng tới mạch máu và tim mạch…

2.2 Những ảnh hưởng của nguy cơ bệnh hô hấp từ việc ô nhiễm không khí

Đối với con người, dù tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn với không khí bị ô nhiễm có thể khiến chức năng phổi suy giảm, nhiễm trùng đường hô hấp hoặc hen suyễn nguy hiểm. Một vài nghiên cứu mới đây cho thấy, bệnh có thể ảnh hưởng tới tình trạng đái tháo đường và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trẻ em.

Đối với người bình thường khỏe mạnh, có thể xuất hiện những triệu chứng kích ứng ở mắt, da mũi, cổ họng hoặc bị ho, có đờm, khó hít thở, khó chịu khi hít thở trong bầu không khí ô nhiễm. Những triệu chứng này có thể biến mất khi không khí được cải thiện về chất lượng.

dấu hiệu bệnh hô hấp từ ô nhiễm không khí

Người bình thường khỏe mạnh, có thể xuất hiện những triệu chứng kích ứng ở mắt, da mũi, cổ họng hoặc bị ho, có đờm, khó hít thở, khó chịu khi hít thở trong bầu không khí ô nhiễm

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn, COPD cấp tính có thể khiến những triệu chứng của bệnh trở nên trầm trọng hơn với những biểu hiện như: căng tức ngực, ho nhiều, khó thở, thở khò khè…

Ghi nhận thời điểm thời tiết khắc nghiệt hay có tình trạng ô nhiễm không khí, tỷ lệ mắc các bệnh đường hô hấp và tim mạch tăng cao.

3. Các cách để cải thiện chất lượng không khí xung quanh

Khi lượng bụi min trong không khí giảm tương ứng với bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí và nguy cơ tử vong giảm đến 15%. Để bảo vệ sức khỏe, mỗi người có thể hình thành những thói quen sinh hoạt có lợi như: đeo khẩu trang, xịt khuẩn, sát khuẩn…

Đặc biệt, khi sử dụng khẩu trang, bạn nên lựa chọn những loại chống bụi tốt, như khẩu trang bằng vải cotton. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, thuốc lào, đặc biệt là khi ở trong phòng kín.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên cảnh báo đến người thân để chung tay bảo vệ môi trường, nghiêm túc xử lý không khí ô nhiễm và những tác nhân gây tình trạng này như:

– Thay thế những trang thiết bị cũ thành những cái hiện đại có chức năng tốt

– Giám sát và quản lý khí thải ra ngoài môi trường

– Sử dụng lọc bụi để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí

– Hạn chế sử dụng than, củi, dầu để sản xuất hoặc tiêu dùng hàng ngày

– Hạn chế tình trạng cháy rừng, đốt rừng; tăng cường bảo vệ rừng và trồng rừng

– Hạn chế đốt rơm rạ và đốt những rác thải có chứa chất độc hại như: chai nhựa, túi nilong, các đồ chứa hóa chất có hại…

– Trồng nhiều cây xanh quanh nơi sống.

Đồng thời, mỗi người cần có ý thức xây dựng hàng rào bảo vệ cho bản thân thông qua:

– Không tập thể dục mạnh ở nơi ô nhiễm không khí khiến cơ thể hít thở sâu hơn, đặc biệt là chạy bộ hoặc đạp xe…

– Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng oxy hóa cao như rau củ, trái cây để tránh hình thành gốc tự do từ không khí ô nhiễm

– Chế độ ăn uống dinh dưỡng, khoa học với đầy đủ chất, bổ sung nhiều thực phẩm chứa vitamin và khoáng chất, lợi khuẩn tốt cho cơ thể, tăng cường đề kháng, nâng cao sức khỏe

Nếu liên tục xuất hiện triệu chứng như ho, đau mắt, khó thở, ngứa họng…; bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời để hạn chế những nguy cơ bệnh chuyển biến nghiêm trọng hoặc mạn tính ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị bệnh hô hấp từ việc ô nhiễm không khí

Khi thấy những dấu hiệu bệnh hô hấp, bạn hãy đến khám tại các cơ sở y tế sớm

Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về mối liên hệ tương quan và nguy cơ bệnh hô hấp từ ô nhiễm không khí. Để ngăn chặn và phòng ngừa sớm bệnh hô hấp, mỗi người cũng nên chủ động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình. Đồng thời cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống và chủ động cải thiện chất lượng không khí trong gia đình nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital