Nhiều người lo lắng khi được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson hay trong gia đình có người thân bị bệnh Parkinson. Liệu người mắc bệnh Parkinson sống được bao lâu? Để giải đáp thắc mắc này và biết cách kéo dài tuổi thọ cho người bệnh Parkinson, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Người bệnh Parkinson sống được bao lâu?
1.1 Khả năng sống của những người mắc bệnh Parkinson
Vấn đề tuổi thọ của người bệnh Parkinson được rất nhiều người quan tâm, nhất là khi gia đình của họ có người mắc căn bệnh này. Vì vậy nhiều người thường lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu người bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Có một số ý kiến cho rằng người bị Parkinson có tuổi thọ chỉ sống thêm được 5 năm, 10 năm hoặc 15 năm. Nhưng trên thực tế vẫn rất nhiều người bệnh Parkinson có thể sống lâu hơn 15 năm.
Hiện nay, chưa thể đưa ra một con số chính xác về tuổi thọ của người bệnh Parkinson kể từ khi phát hiện ra bệnh. Tuổi thọ của những người mắc bệnh Parkinson còn phụ thuộc vào loại Parkinson và cách cách chăm sóc của bản thân người bệnh cũng như những người thân của họ.
Các loại Parkinson
Theo một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thần kinh học tại Việt Nam cho biết, Parkinson có 2 loại là hội chứng Parkinson và bệnh Parkinson.
– Nếu là hội chứng Parkinson còn tùy theo nguyên nhân, nên không thể tính được thời điểm (thời gian sống) của người bệnh kể từ khi mắc hội chứng Parkinson cho đến khi qua đời.
– Nếu là bệnh Parkinson nguyên phát (tự phát bệnh Parkinson do sự thoái hóa các tế bào ở não) thì trên thực tế người ta tính được tuổi thọ trung bình của người bị bệnh Parkinson từ lúc phát hiện bệnh cho đến khi bệnh tiến triển nặng nhất là khoảng 30 – 35 năm.
Phần lớn người bệnh Parkinson được phát hiện là những người cao tuổi từ trên 40 tuổi. Do đó, thời gian trung bình từ lúc phát hiện bệnh cho đến khi bệnh trở nặng khi đó người bệnh cũng tầm 70-75 tuổi. Như vậy thời gian sống của căn bệnh này không phải là ngắn.
Cách chăm sóc ảnh hưởng như thế nào đến tuổi thọ của người bệnh?
Theo các chuyên gia về thần kinh học, yếu tố quan trọng giúp người bệnh Parkinson kéo dài tuổi thọ chính là: biết cách phát hiện, dùng thuốc, dự phòng, tập luyện, chế độ ăn uống, chăm sóc của gia đình sao cho đúng và điều đặc biệt nhất là bản thân người bệnh Parkinson phải có thái độ lạc quan sống (sống vui vẻ, lạc quan, bớt lo lắng suy nghĩ về bệnh). Nếu được chăm sóc tốt, các bệnh nhân mắc bẹnh này vẫn có thể sống rất thọ.
1.2 Bệnh Parkinson có chữa khỏi được không?
Bệnh parkinson là một bệnh mà người bệnh cần phải sống chung với nó, vì hiện nay y học chưa có phương pháp nào có thể điều trị khỏi hẳn. Bệnh parkinson cần hiểu đúng đó không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tử vong ở người bệnh, mà bệnh này chỉ làm giảm trực tiếp khả năng lao động, cử động và sinh hoạt của người bệnh lâu dần có thể gây tàn phế. Người bệnh chỉ tử vong khi có một số bệnh đồng diễn kết hợp như nhiễm trùng, suy giảm hô hấp, trầm cảm,… chứ bản thân người mắc bệnh Parkinson không thể gây tử vong.
Chính vì vậy, trong thực tế có nhiều người bị bệnh Parkinson, họ có thể sống thọ cả đời.
Tóm lại, bạn không nên quá lo lắng rằng người bệnh Parkinson sống được bao lâu, mà thay vào đó cần quan tâm hơn đến các yếu tố giúp người bệnh Parkinson có thể kéo dài tuổi thọ, cũng như các yếu tố giúp người bệnh có một cuộc sống chất lượng sẽ được nếu trong phần dưới đây.
2. Người bệnh Parkinson cần làm gì để kéo dài tuổi thọ?
– Người bệnh Parkinson đặc biệt là những bệnh nhân Parkinson ở giai đoạn cuối rất cần sự quan tâm, chăm sóc, động viên từ gia đình và những người thân xung quanh. Điều này giúp người bệnh tăng thêm niềm tin, tăng thêm khả năng tự vận động.
– Tuân thủ đúng chế độ điều trị của bác sĩ chuyên khoa thần kinh. Người bệnh cần tránh bỏ thuốc giữa chừng, tránh tự ý tăng liều, tránh tự ý thay đổi thuốc,…
– Duy trì chế độ ăn, tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
3. Nhận biết bệnh Parkinson trở nặng (giai đoạn cuối)
Bệnh Parkinson có 5 giai đoạn, trong đó giai đoạn cuối (giai đoạn số 5) là giai đoạn khó khăn nhất đối với cả người bệnh và người chăm sóc bệnh nhân parkinson.
– Người bệnh không tự phục vụ được bản thân, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống, mặc quần áo, tắm giặt, đánh răng, … phải có người phục vụ.
– Thậm chí người bệnh chỉ nằm liệt tại chỗ, teo cơ, cứng khớp, cơ thể suy kiệt.
4. Lời khuyên về chế độ ăn uống, luyện tập cho người bệnh Parkinson
4.1 Chế độ ăn uống hợp lý
– Ăn làm nhiều bữa trong ngày, ăn ít một, không ăn nhiều ngay một lúc
– Ăn đủ chất dinh dưỡng, nên ăn thức ăn khô, hạn chế không ăn thức ăn lỏng để tránh sặc, khó nuốt khi ăn
– Nên ăn các tinh bột, giảm lượng đường và đạm
– Nếu người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống, có thể cho người bệnh dùng thuốc khoảng nửa tiếng trước khi ăn
– Cho người bệnh uống đủ nước, khi uống cần uống ít một, tránh uống nhiều gây sặc
– Hạn chế tối đa các đồ uống có chất kích thích như: nước có gas, chè đặc, cà phê, rượu, bia,…
4.2 Tập phục hồi chức năng
– Tập luyện vừa với sức khỏe để duy trì sức khỏe hàng ngày để chống teo cơ, linh động các cơ, các khớp
– Không nên tập luyện quá sức
– Một số bài tập người bệnh Parkinson có thể áp dụng như tập thở, tập yoga, đi bộ, tập các bài tập nhẹ nhàng để chống teo cơ, chống cứng khớp,…
Hi vọng những thông tin tham khảo trong bài viết đã giúp bạn phần nào giải đáp được bệnh Parkinson sống được bao lâu, những yếu tố nào quyết định tuổi thọ của những người bệnh này và cách chăm sóc phù hợp. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất chính là thay đổi lối sống và thường xuyên thăm khám tại chuyên khoa nội thần kinh uy tín. Khi có các biểu hiện của bệnh, đừng chần chừ mà hãy đi khám ngay để được chẩn đoán chính xác và điều trị đúng hướng nhé.