Khi mắc cúm A người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn và dễ bị sụt cân, lúc này nhiều người thường nghĩ ngay tới việc truyền nước để cải thiện tình trạng sức khỏe được tốt hơn. Tuy nhiên cúm A có được truyền nước không?
Menu xem nhanh:
1. Hiểu đúng về dịch truyền nước
Trên thị trường hiện nay phổ biến nhất có 3 loại dịch truyền gồm: dung dịch Glucose (5% hay 10%), dịch nước muối (nước biển với hàm lượng NaCl là 9/1000) và dung dịch tổng hợp chất điện giải. Điểm chung của 3 loại dung dịch này là chúng hoàn toàn vô khuẩn và được truyền trực tiếp vào cơ thể thông qua tĩnh mạch người bệnh.
Khi được truyền dịch, cơ thể người bệnh sẽ được phục hồi nhanh hơn, hạn chế tối đa tình trạng mất nước, mất máu, cân bằng điện giải và nâng cao huyết áp khá hiệu quả. Bên cạnh đó một số loại dịch truyền còn có chứa chất dinh dưỡng như acid amin hay vitamin giúp bù đắp cho cơ thể, tác dụng giải độc và kháng khuẩn, tăng bài tiết nước tiểu.
Mặc dù tác dụng truyền dịch đem lại là rất tích cực với sức khỏe con người, tuy nhiên bất cứ đối tượng nào cũng chỉ nên truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. Nghiêm cấm việc tự ý mua dịch truyền về truyền dưới bất cứ hình thức và mục đích gì, bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.
2. Mắc cúm A truyền nước có được không?
Cúm A được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm, bệnh có nguy cơ biến chứng nhanh, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ và người già. Trong thời gian mắc bệnh, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon hoặc bỏ bữa, chính điều này khiến sức khỏe người bệnh nhanh bị sa sút, lâu hồi phục. Với lý do trên nên nhiều người nghĩ ngay tới việc truyền nước để sức khỏe nhanh được hồi phục. Tuy nhiên đây có phải là một lựa chọn an toàn cho sức khỏe người bệnh?
Đối với người đang cúm virus A, không được truyền muối, đường và các chất điện giải vào trong cơ thể. Bởi chúng sẽ gây áp lực lên vùng sọ và tăng phù não, khiến bệnh tình thêm nặng. Bên cạnh đó, đến nay vẫn chưa có nghiên cứu rõ ràng nào xác định rõ tác dụng của dịch truyền trong việc hạ sốt, cải thiện sức khỏe ở người mắc cúm A. Việc truyền nước chỉ nên được tiến hành nếu có nghi ngờ người bệnh bị sốt xuất huyết hoặc người bệnh gặp tình trạng nôn mửa liên tục, tiêu chảy và mất nước… lúc này mới được khuyến cáo truyền nước. Việc truyền nước trong trường hợp này cũng cần được sự chỉ định, theo dõi sát sao bởi bác sĩ chuyên môn.
Vì thế, câu trả lời chính là không truyền nước cho người bệnh đang mắc cúm A. Cách lý tưởng và an toàn nhất là khi người bệnh đã được xác định mắc virus cúm A cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Cúm A nếu được can thiệp và điều trị sớm, bệnh sẽ khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày điều trị tích cực mà ít có nguy cơ gặp biến chứng.
Vì cúm A là bệnh lý đường hô hấp nên việc sử dụng bất kỳ loại thuốc hay phương pháp điều trị cho đối tượng nào (người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người trưởng thành) cũng cần có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
3. Người mắc cúm A nên điều trị thế nào để hiệu quả?
Hiện nay có 2 cách điều trị cúm A phổ biến là điều trị tại nhà và tới bệnh viện. Mỗi cách điều trị sẽ phù hợp với từng tình trạng bệnh lý khác nhau.
3.1 Điều trị cúm A tại nhà
Trường hợp điều trị cúm A tại nhà chỉ áp dụng cho những người mắc cúm A ở thể nhẹ, trẻ từ 6 tuổi trở lên, người bệnh vẫn có thể ăn uống, sinh hoạt được bình thường. Lúc này việc điều trị sẽ là kết hợp dùng thuốc với chế độ nghỉ ngơi, ăn uống khoa học.
Một số loại thuốc dùng trong điều trị cúm A phổ biến như: Zanamivir (Relenza), oseltamivir (Tamiflu)… Những loại thuốc này được đánh giá cao về hiệu quả điều trị bệnh nếu được uống trong thời gian sớm kể từ thời điểm mắc bệnh. Lưu ý rằng việc dùng thuốc chỉ nên được thực hiện khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Người bệnh không nên tự ý mua về dùng, bởi có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Song song với việc dùng thuốc, người mắc cúm A cũng được khuyên nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, chú ý bổ sung những thực phẩm nhiều chất, chứa hàm lượng vitamin cao để tăng sức đề kháng và sớm hồi phục sức khỏe. Ngoài ra nên chủ động vệ sinh cơ thể sạch sẽ, giữ cho nơi ở thoáng mát giúp quá trình điều trị bệnh đạt kết quả cao.
Cách điều trị tại này nếu thực hiện đúng giữa việc dùng thuốc theo tư vấn của bác sĩ và kết hợp nghỉ ngơi hợp lý, bệnh sẽ thuyên giảm sau từ 5-7 ngày.
3.2 Điều trị tại bệnh viện
Với những trường hợp trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, người mắc cúm A dùng thuốc không đỡ, sốt cao kéo dài, người bệnh không ăn uống được, cơ thể mệt mỏi, kèm theo nôn và đi ngoài thì lúc này cần được đưa tới bệnh viện ngay lập tức. Bởi đây là những dấu hiệu cho thấy cúm A trở nặng và nguy cơ xảy ra những biến chứng là rất cao. Việc đưa tới bệnh viện kịp thời sẽ giúp cho quá trình điều trị được hiệu quả và an toàn cho cả sức khỏe người bệnh.
Sẽ tùy theo từng tình trạng bệnh lý mà người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định những cách điều trị khác nhau. Thời gian nằm viện có thể là từ 3 – 5 ngày, tùy theo tình hình sức khỏe người bệnh.
Với những chia sẻ trên hy vọng người bệnh đã có được câu trả lời cho vấn đề người bệnh mắc cúm A có được truyền nước không? Tốt nhất khi có dấu hiệu của cúm A nên tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn về cách điều trị phù hợp nhất để đảm bảo sự an toàn.