Ngứa hậu môn là một bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người có tuổi, gây khó chịu và nhiều phiền toái cho người bệnh. Ngứa hậu môn nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
Ngứa hậu môn là bệnh gì?
Ngứa hậu môn là tình trạng vùng da ở xung quanh hậu môn có biểu hiện ngứa rát cục bộ. Đây là bệnh ngoài da do rối loạn chức năng thần kinh, thường chỉ giới hạn ở khu vực hậu môn.
Ngứa hậu môn có thể đơn thuần là bệnh ngoài da thông thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang gặp vấn đề, đặc biệt là mắc một số bệnh có liên quan đến khu vực hậu môn như bệnh trĩ, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
Ngứa hậu môn được chia là 2 loại:
– Ngứa hậu môn sinh lý: Là cảm ngứa ngứa ngáy, khó chịu nhưng không quá dữ dội và chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn, sau đó tự khỏi mà không cần điều trị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do vùng da niêm mạc bao quanh hậu môn quá ẩm hoặc quá khô hay bị kích ứng với chất tẩy rửa vệ sinh hằng ngày.
– Ngứa hậu môn bệnh lý: Là triệu chứng hay dấu hiệu của một hay nhiều bệnh lý nào đó ở khu vực hậu môn trực tràng. Ngứa hậu môn kéo dài dai dẳng, lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài.
Nguyên nhân gây bệnh ngứa hậu môn
Có nhiều nguyên nhân gây ngứa hậu môn như:
– Nhiễm giun kim: Người mắc bệnh giun kim thường bị ngứa hậu môn vào lúc chập tối, đây là thời điểm giun kim chui ra ngoài ống hậu môn đẻ trứng. Bệnh thường gặp ở những người có thói quen ăn thực phẩm tươi sống, hoặc vô tình ăn phải đồ ăn ôi thiu không đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Do mắc bệnh trĩ: Đây là bệnh hậu môn – trực tràng khá phổ biến. Triệu chứng là đi ngoài ra máu, xuất hiện búi trĩ gây cộm vướng, tiết nhiều dịch nhầy gây ngứa, lở loét hậu môn. Ngoài bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe hậu môn, polyp hậu môn cũng có thể khiến vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng gây ngứa hậu môn.
– Bị ngứa hậu môn do bệnh tình dục: Quan hệ bằng đường cửa sau, mắc các bệnh tình dục ở hậu môn ( mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, giang mai…) làm vùng da hậu môn bị kích ứng gây ngứa hậu môn. Đây là những bệnh cực kỳ nguy hiểm, dễ lây truyền, dễ tái phát, khó chữa, nếu không được điều trị sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong.
– Bị ngứa hậu môn do nhiễm nấm Candida: Là loại nấm hoạt động và sinh sống trong môi trường âm đạo của phụ nữ nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà lan đến hậu môn khiến hậu môn ngứa ngáy, khó chịu.
– Bị ngứa hậu môn do ứng với thuốc: Do tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng.
Triệu chứng của bệnh
Ngứa hậu môn khác với ngứa ở các vị trí khác trên cơ thể, thường ngứa cục bộ, dữ dội và kéo dài ngứa hậu môn được kết hợp với các triệu chứng khác tương tự trong và xung quanh hậu môn gây nóng, rát hậu môn hoặc có thể gây đau nhức hậu môn. Ngứa và kích thích trong và xung quanh hậu môn có thể chỉ là tạm thời, hoặc nó có thể được kéo dài gây khó chịu và nhiều phiền toái, vào ban đêm hoặc là mỗi lúc ra khỏi nhà.
Ngứa hậu môn thường chỉ giới hạn ở xung quanh hậu môn, nhưng có thể lan sang bộ phận sinh dục, đặc biệt là rất ngứa ở trước và sau bộ phận sinh dục. Có thể ngứa lan sang phía sau bìu (nam giới), âm hộ và môi lớn, môi bé, âm đạo (nữ giới).
Cách phòng bệnh ngứa hậu môn
Để phòng ngứa hậu môn cần vệ sinh vùng hậu môn, tầng sinh môn đúng cách. Khi đi đại tiện, tiểu tiện xong, không lau hậu môn quá nhiều và không dùng giấy vệ sinh rắn sẽ làm tổn thương da.
Hàng ngày nên dùng nước ấm, sạch để vệ sinh và rửa hậu môn, hạn chế dùng khăn và không nên dùng giấy vệ sinh có chất thơm hoặc không dùng xà phòng để lau rửa.
Nên dùng khăn ướt hoặc rửa hậu môn chỉ bằng nước vòi, ấm (càng tốt).
Khi bị ngứa, không nên gãi bởi vì càng gãi càng ngứa và làm tổn thương da hậu môn gây nhiễm trùng.
Nên dùng đồ lót bằng chất liệu nhẹ nhàng, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để vùng hậu môn không ẩm thấp, không nên dùng loại có chất liệu ni lông.
Nếu có dấu hiệu ngứa hậu môn cần nhanh chóng đi khám bệnh và tuân theo chỉ định dùng thuốc theo đơn và tư vấn của bác sĩ. Không nên tự mua thuốc để thoa vào vùng hậu môn bị ngứa.