Ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Lê Văn Dũng

Bác sĩ Gây mê hồi sức

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra khi ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thực phẩm bị ôi thiu hay những loại thực phẩm có chứa hóa chất. Vậy biểu hiện sớm của ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu khi gặp trường hợp này như thế nào?

1. Biểu hiện sớm của ngộ độc thực phẩm

  • Nôn và buồn nôn
  • Đau bụng, hoặc bụng khó chịu
  • Tiêu chảy
  • Hoa mắt chóng mặt, nhức đầu
  • Khát nước
  • Có trường hợp người bệnh kèm theo hiện tượng sốt, đau cơ, khó thở

Ngộ độc thực phẩm thường xảy ra sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm độc vài phút, vài vài giờ hoặc thậm chí có trường hợp phải sau một ngày sau khi ăn thì bệnh mới phát tác.

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy

Người bị ngộ độc thực phẩm thường có triệu chứng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy

2. Cách sơ cứu khi gặp trường hợp ngộ độc thực phẩm

Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nhẹ sẽ khiến người bệnh mệt mỏi, trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng người bệnh bị mất nhiều nước sẽ dẫn đến trụy tim mạch, bị sốc và có thể bị tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời.  Vì vậy, mỗi người nên tự trang bị cho mình những kiến thức về cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm để bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân xung quanh.

Khi gặp người bị ngộ độc thực phẩm chúng ta nên tiến hành các bước sơ cứu sau:

3. Trường hợp nhẹ, người bệnh chỉ bị nôn ói, tiêu chảy

Có thể điều trị tại nhà bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước hoặc nước bù bằng dung dịch điện giải để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Nhưng cần lưu ý là tuyệt đối không cho người bệnh uống thuốc cầm tiêu chảy vì nó làm chậm việc đào thải chất độc, khiến tình trạng ngộ độc càng nặng hơn. Thậm chí nếu cho trẻ em dùng các loại thuốc tiêu chảy thì nguy cơ trẻ mắc hội chứng lồng ruột hay liệt ruột nguy hiểm là rất cao.

cho người bệnh uống nhiều nước hoặc nước bù bằng dung dịch điện giải để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể

cho người bệnh uống nhiều nước hoặc nước bù bằng dung dịch điện giải để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể

4. Trường hợp bị ngộ độc thực phẩm nặng

Người bệnh nôn trên 5 lần và đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, có thể gặp phải tình trạng sốt cao,  khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê:

Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa bị hôn mê cần kích thích cho bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt đẻ thải hết thức ăn nhiễm độc ra ngoài. Chúng ta có thể kích thích bằng cách cho người bệnh uống nước muối loãng hoặc nước bù điện giải, sau đó dùng nón tay đặt dưới lưỡi để kích thích nôn, càng nôn nhiều càng tốt.

Trường hợp trẻ nhỏ bị ngộ độc thực phẩm hoặc người bị ngộ độc rơi vào trạng thái hôn mê chúng ta không nên áp dụng phương pháp kích thích gây nôn vì dễ khiến người bệnh bị hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở, mà cần cho người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng người về một bên để tránh bị hít sặc.

Cho người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng người về một bên để tránh bị hít sặc

Cho người bệnh nằm đầu thấp, nghiêng người về một bên để tránh bị hít sặc

Nếu sau khi tiến hành sơ cứu mà tình hình không cải thiện, người bệnh tiếp tục nôn nhiều và tiêu chảy phân lỏng hoặc đi ngoài kèm theo máu kèm theo hiện tượng  sốt cao… cần nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện để được các bác sĩ rửa ruột và tiến hành các điều trị cần thiết.

Trên đây là những thông tin tham khảo về biểu hiện của ngộ độc thực phẩm và cách sơ cứu khi gặp phải trường hợp này.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital