Ngày Thế giới phòng chống tăng huyết áp 17/5: “Đo huyết áp đúng – Kiểm soát huyết áp tốt – Sống khỏe”

Tham vấn bác sĩ

“Đo huyết áp đúng – Kiểm soát huyết áp tốt – Sống khỏe” là chủ đề của Ngày Thế giới phòng chống Tăng huyết áp năm nay (17/5/2024). Nhân dịp này, các chuyên gia khuyến nghị mọi người dân nên có ý thức chủ động kiểm soát tốt huyết áp và tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Từ đó có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, tránh các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

Menu xem nhanh:

1. Việt Nam: Hơn 80% người bị tăng huyết áp chưa được điều trị

Số liệu này dựa trên kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Lancet năm 2019. Nghiên cứu được thực hiện trên 184 quốc gia cho thấy, ước tính thế giới có 652 triệu nam giới và 626 triệu phụ nữ bị tăng huyết áp. Khoảng 46% trong số đó không biết mình mắc bệnh và chỉ có 20% được điều trị. 

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hiện nay ở Việt Nam, ước tính có khoảng 17 triệu người gặp tình trạng huyết áp tăng cao. Cứ khoảng 4 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh. Tuy nhiên số trường hợp không được phát hiện và điều trị vẫn chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể khoảng 60% người bị tăng huyết áp ở nước ta chưa biết mình mắc bệnh, hơn 80% chưa được điều trị.

Trong khi đó, tăng huyết áp là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, là nguyên nhân chủ yếu gây ra các biến cố đe dọa tính mạng người bệnh như đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận… Đây cũng là tác nhân khiến hàng nghìn người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động mỗi năm. 

Đặc biệt, trong bối cảnh bệnh huyết áp cao ngày càng trẻ hóa, ngày càng có nhiều người trong độ tuổi lao động gặp vấn đề về huyết áp. Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa và kiểm soát căn bệnh này là rất cần thiết. 

Trên thế giới và tại Việt Nam, nhiều người còn chưa phát hiện mình bị tăng huyết áp

Trên thế giới và tại Việt Nam, nhiều người còn chưa phát hiện mình bị tăng huyết áp

2. Khó nhận biết tăng huyết áp do biểu hiện mờ nhạt

Tăng huyết áp là tình trạng huyết áp của một người trên 140/90 mmHg. Chỉ số này chỉ có thể thấy được khi tiến hành đo huyết áp. 

Ngoài ra các triệu chứng trên lâm sàng của bệnh thường ít biểu hiện hoặc các dấu hiệu không rõ ràng, nhất là ở giai đoạn đầu. Thậm chí nhiều người trong suốt quá trình mắc bệnh không có bất cứ biểu hiện đáng kể nào. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến bệnh huyết áp tăng cao thường được phát hiện và điều trị muộn.

Trong các trường hợp có biểu hiện triệu chứng thì tùy từng người bệnh mà dấu hiệu có thể gồm:

– Đau đầu vào sáng sớm

– Chảy máu cam

Tim đập nhanh

– Bất thường về thị lực

– Chóng mặt, ù tai

Các triệu chứng khác có thể xuất hiện như: mệt mỏi toàn thân, buồn nôn, nôn, lú lẫn, đau tức ngực, hồi hộp, run…

Các dấu hiệu của tăng huyết áp thường gặp

Các dấu hiệu của tăng huyết áp thường gặp

3. Nâng cao ý thức chủ động kiểm soát, ngăn tình trạng tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp tuy nguy hiểm nhưng vẫn có thể phòng ngừa và kiểm soát. Tuổi tác, di truyền, đái tháo đường, béo phì, ăn nhiều muối, sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá,… là những yếu tố nguy cơ khiến các vấn đề về huyết áp gia tăng. Vì vậy, nếu muốn quản lý huyết áp của mình, mỗi người dân nên chú ý thực hiện nghiêm túc các khuyến cáo của các chuyên gia y tế. Cụ thể:

3.1 Kiểm soát tốt cân nặng góp phần hạn chế tăng huyết áp

Tránh để bị thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng trong mức an toàn, hợp lý.

3.1 Ăn uống khoa học hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Giảm muối trong chế độ ăn là một trong những yếu tố tiên quyết để ổn định huyết áp. Ngoài ra nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu mỡ, đảm bảo cung cấp đủ kali và các yếu tố vi lượng. Đặc biệt, mọi người nhất là người bị huyết áp cao cần tích cực bổ sung rau xanh và các loại hoa quả trong thực đơn hàng ngày. 

3.2 Luyện tập thường xuyên

Nên duy trì luyện tập đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập vừa sức. 

3.3 Áp dụng và duy trì lối sống khoa học

Bao gồm ăn đủ bữa, không ăn quá no hay quá muộn trước giờ ngủ. Đi ngủ đúng giờ, đảm bảo ngủ đủ giấc, giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng lo âu cũng là biện pháp giúp huyết áp luôn duy trì ở mức bình thường. Đặc biệt, không nên hút thuốc lá, thuốc lào để bảo vệ tim mạch. Đối với những người đã bị huyết áp cao, cần bỏ thuốc lá hoàn toàn. 

Bên cạnh việc áp dụng thay đổi lối sống tích cực, bệnh nhân bị tăng huyết áp cũng cần đo huyết áp đúng cách hàng ngày tại nhà và kiểm tra định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín. Nên uống thuốc đều đặn và điều trị theo phác đồ của bác sĩ để kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa nguy cơ xảy ra biến chứng. Việc đo huyết áp đúng cách hàng ngày tại nhà, kiểm tra huyết áp cũng như sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ nếu có bệnh và thực hiện lối sống lành mạnh là “bí kíp” kiểm soát huyết áp hiệu quả. 

Hưởng ứng ngày TG phòng chống tăng huyết áp bằng hành động thiết thực

Hưởng ứng ngày TG phòng chống tăng huyết áp bằng hành động thiết thực

Nhân ngày Thế giới phòng chống Tăng huyết áp (17/5), chúng ta hãy cùng lan tỏa thông điệp “Đo huyết áp đúng – Kiểm soát huyết áp tốt – Sống khỏe” để bảo vệ chính mình và những người xung quanh. Các chuyên gia Tim mạch của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI luôn đồng hành, giúp bạn kiểm soát huyết áp và bảo vệ trái tim. Nếu có nhu cầu thăm khám, vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 hoặc 0936 388 288 để được tư vấn chi tiết. 

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital