Nạo VA có nguy hiểm không và những điều cần lưu ý

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Nạo VA là cuộc phẫu thuật dùng để loại bỏ toàn bộ hệ thống tổn thương của vòm mũi họng, khi tình trạng viêm VA tái phát nhiều lần. Vậy nạo VA có nguy hiểm không và cần lưu ý gì cho trẻ khi tiến hành, hãy theo dõi qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trả lời câu hỏi nạo VA có nguy hiểm không

VA, hay còn được gọi là amidan vòm, nằm ở vị trí phía trên vòm họng, đằng sau mũi. VA là một phần của hệ thống miễn dịch, có nhiệm vụ bảo vệ vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào cơ thể. 

Mặc dù VA giúp bảo vệ các tác nhân gây hại đến cơ thể, nhưng khi vi khuẩn hoặc virus tấn công ồ ạt làm sức đề kháng yếu đi, dẫn đến tình trạng viêm VA. Nếu để lâu ngày mà không có biện pháp chữa trị dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nạo VA là một thủ thuật cắt bỏ VA khi bị sưng, phì đại hoặc nhiễm trùng mạn tính. 

nạo VA có nguy hiểm không

VA chỉ có ở trẻ dưới 4 tuổi và mất dần khi trẻ đến tuổi dậy thì

1.1. Trẻ em nạo VA có nguy hiểm không?

VA phát huy hết khả năng của mình khi trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng đến 4 tuổi, và bắt đầu thu nhỏ kích thước từ 5 – 7 tuổi, rồi biến mất hoàn toàn đến độ tuổi dậy thì. Do đó, nạo VA được xem là 1 thủ thuật an toàn và khá phổ biến để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm VA mà không hề làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. 

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro phẫu thuật nhất định trong trường hợp:

– Chảy máu nhiều: Đây được coi là tình trạng thường thấy khi nạo VA. Chảy máu ở vùng nạo thường diễn ra vào ngày đầu tiên nạo. Trong trường hợp chảy máu nhiều, trẻ có thể sẽ phải truyền máu, nhưng ba mẹ yên tâm bởi đây là trường hợp hiếm khi xảy ra. Bé nhà chỉ cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ ít có nguy cơ này.

– Sứt mẻ răng trong quá trình nạo

– Nhiễm trùng: có thể xảy ra nếu trẻ không tuân thủ theo chế độ kiêng khem của bác sĩ

– Thay đổi giọng nói: Trường hợp này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn, nếu thấy tình trạng kéo dài hơn 4 – 6 tuần bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để kiểm tra.

Trước khi tiến hành nạo VA, các bậc phụ huynh sẽ được bác sĩ giải thích rõ về những rủi ro trên. Vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, cha mẹ hãy hỏi lại bác sĩ ngay để được giải đáp kịp thời.

Quá trình nạo VA được diễn ra theo những bước sau:

Bước 1: Bước chuẩn bị

Trước khi tiến hành phẫu thuật nạo VA 1 tuần, nếu thấy trẻ có biểu hiện cảm lạnh, cảm cúm, ho hoặc sốt cao, bạn nên thông báo với bác sĩ để tạm hoãn cuộc phẫu thuật lại vài tuần, đảm bảo gặp rủi ro biến chứng.

Bước 2: Trong quá trình nạo VA

Quá trình nạo VA diễn ra khá nhanh, chỉ trong vòng 30 phút. Đầu tiên, bác sĩ sẽ gây mê cho trẻ để trẻ không cảm thấy đau đớn. Sau đó bác sĩ sẽ bắt đầu cắt bỏ VA bằng dụng cụ chuyên dụng qua đường miệng.

Bước 3: Sau phẫu thuật

Kết thúc cuộc phẫu thuật, trẻ sẽ được di chuyển sang phòng hồi sức 1 giờ để theo dõi và chờ hết thuốc mê. Khi thấy tình trạng trẻ đã ổn định, bé sẽ được về nhà ngay trong nhà.

phẫu thuật nạo VA

Qúa trình nạo VA chỉ diễn ra trong vòng 30 phút và không gây biến chứng

1.2.  Người lớn nạo VA có nguy hiểm không?

VA là hệ thống chống lại các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như virus, vi khuẩn ở đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu để các yếu tố này tấn công mạnh mẽ, tổ chức VA có thể bị viêm nhiễm và mất đi khả năng của mình. Nạo VA là phẫu thuật loại bỏ toàn bộ hệ thống vòm mũi họng bị tổn thương. VA chỉ có ở trẻ em, còn người lớn thì không. Vì vậy, người lớn không bao giờ bị viêm VA hãy những bệnh liên quan VA.

2. Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ sau nạo VA

Để kết quả cuộc phẫu thuật nạo VA của trẻ tốt đẹp, ba mẹ nên lưu ý những điều sau:

– Trẻ nên ăn những đồ ăn dạng lỏng và uống nước trái cây vào những ngày đầu tiên sau khi nạo VA.

– Uống nhiều nước để bổ sung nước sau phẫu thuật

– Sau khi thấy trẻ giảm tình trạng buồn nôn, chóng mặt, ba mẹ có thể cho trẻ ăn đồ đặc và chuyển dần về chế độ hàng ngày.

– Một số trường hợp bé sẽ cảm thấy đau ở bên tai. Ba mẹ không cần quá lo lắng vì đây chỉ là cơn đau chuyển từ vùng họng sang tai.

– Trẻ nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tuyệt đối không được súc họng

– Sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ của trẻ để trẻ được ngủ dễ dàng

– Dùng túi chườm hoặc tập các bài tập xoay người, xoay cổ cho trẻ nếu trẻ cảm thấy đau do tư thế nằm sau phẫu thuật

– Không cho trẻ tiếp xúc với những người mắc bệnh cảm cúm, ho, sổ mũi

– Tránh xa những môi trường khói bụi và ô nhiễm

– Nên cho trẻ nghỉ học vài ngày để ổn định sức khỏe

chăm sóc trẻ sau nạo VA

Ba mẹ nên lưu ý chăm sóc trẻ sau khi nạo VA để có kết quả tốt

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho quý vị về phẫu thuật nạo VA có nguy hiểm không và cách chăm sóc trẻ sau khi nạo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital