Nấm âm đạo là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những bệnh lý phụ khoa dai dẳng, khiến nhiều chị em mệt mỏi trong một thời gian dài. Cùng tìm hiểu về tình trạng nấm âm đạo tái phát thường xuyên cũng như cách điều trị thông qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Nấm âm đạo là gì?
Nấm âm đạo là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng viêm âm đạo, viêm phụ khoa. Loại nấm ký sinh và tấn công vùng âm đạo của phụ nữ là nấm Candida Albicans. Khi gặp điều kiện thuận lợi để phát triển (dịch tiết âm đạo tăng mạnh, pH âm đạo dưới 3,8), nấm Candida sẽ tăng sinh một cách nhanh chóng và bắt đầu lấn át lợi khuẩn trong âm đạo, gây ra tình trạng nấm âm đạo.
Nấm âm đạo tái phát thường xuyên là tình trạng bệnh kéo dài dai dẳng. Sau khi người bệnh điều trị và dừng lại một thời gian, nấm âm đạo hoàn toàn có thể tái phát trở lại. Thực tế, tỷ lệ nấm âm đạo tái đi tái lại rất cao do đặc tính tế bào nấm sống dai và khó trị dứt điểm.
2. Các biểu hiện của nấm âm đạo và nguyên nhân nấm âm đạo thường xuyên tái phát
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, thông thường cứ 10 người nhiễm nấm âm đạo thì có tới 9 người thường xuyên bị nấm tái phát. Việc tái đi tái lại khiến tình trạng này trở nên ngày càng nghiêm trọng, khó xử lý hơn.
2.1. Các biểu hiện của nấm âm đạo tái phát
Các triệu chứng điển hình của nấm âm đạo có thể kể đến như:
– Ngứa dữ dội tại vùng kín.
– Dịch tiết âm đạo ra nhiều, thường vón cục và có màu trắng như sữa chua.
– Nấm âm đạo phát triển mạnh còn có thể khiến vùng kín sưng đỏ, đau khi có tiếp xúc.
Đối với những bệnh nhân bị nấm âm đạo tái đi tái lại thường xuyên, những triệu chứng kể trên sẽ ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài khiến cho dịch tiết âm đạo, khí hư đặc, có màu trắng vàng và mùi hôi nồng, gắt. Ngoài ra, nấm âm đạo tái nhiễm nhiều không chỉ khiến âm đạo sưng đỏ mà còn khiến cho đùi, bẹn cũng có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
2.2. Nguyên nhân dẫn đến nấm âm đạo tái phát
Nấm âm đạo thường có khả năng thích nghi và tồn tại rất dai dẳng, bởi vậy mà chúng ta thường xuyên bị nhiễm nấm trở lại sau khi đã điều trị thành công.
Một số nguyên nhân khiến chị em có thể bị nhiễm nấm âm đạo trở lại có:
– Vợ nhiễm nấm âm đạo, nấm lan sang bộ phận sinh dục của chống trong quá trình quan hệ tình dục. Sau khi người vợ điều trị nấm thành công, tiếp tục quan hệ và nhiễm nấm từ người chồng. Bởi vậy, khi điều trị nấm, cần phải xác định người chồng hoặc bạn tình có bị nhiễm nấm hay không, sau đó có kế hoạch điều trị cho cả hai.
– Người phụ nữ nhiễm nấm âm đạo. Sau khi điều trị khỏi bệnh, đồ lót, quần chip không thay mới, vẫn còn tồn tại bào tử nấm. Khi mặc lại, bào tử nấm tiếp tục tấn công, sinh sôi trong môi trường âm đạo và khiến nấm âm đạo phát triển trở lại.
– Điều trị không theo chỉ định của bác sĩ, tự ý điều trị, tự ý dùng thuốc không đúng hướng dẫn, không đủ liều lượng cũng là nguyên nhân khiến nấm âm đạo không được chữa dứt điểm.
– Vệ sinh vùng kín chưa đúng cách, khiến môi trường âm đạo, pH tự nhiên mất cân bằng, từ đó nấm lại có cơ hội tăng sinh trở lại.
– Chủ quan về vấn đề giữ gìn vệ sinh vùng kín trong thời kỳ kinh nguyệt, hành kinh. Bởi vậy, nấm có thể phát triển, tấn công nhanh và mạnh hơn.
– Không có thói quen khám phụ khoa định kỳ, vì vậy không sớm nhận thức được sự tăng sinh của nấm trong âm đạo.
Nấm âm đạo thường xuyên tái phát do tế bào nấm có khả năng tăng sinh nhanh chóng và có thể thích nghi tốt với những biến đổi của môi trường âm đạo. Bởi vậy, chị em cần nắm được những thông tin về cách phòng tránh nấm âm đạo, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân.
3. Phòng ngừa nấm âm đạo tái phát
Nấm âm đạo có tỷ lệ tái nhiễm rất cao. Bởi vậy, để phòng ngừa tình trạng này tái phát, chị em nên lưu ý một số điều sau:
– Thực hiện khám phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng một lần để có thể nắm rõ tình trạng sức khỏe phụ khoa của bản thân, có hướng điều trị, xử lý nhanh chóng, phù hợp.
– Vệ sinh vùng kín ngày tối thiểu 2 lần, đúng cách. Sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phù hợp với pH âm đạo, tránh dùng dung dịch vệ sinh có độ pH cao, tính sát khuẩn mạnh, gây loạn khuẩn, mất cân bằng môi trường tự nhiên của âm đạo.
– Nên sử dụng các loại đồ lót có chất liệu cotton, thấm hút tốt, thoáng khí để chống bí bách, ẩm ướt nơi vùng kín, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
– Sau khi bị nấm âm đạo, nên thay toàn bộ đồ lót mới, không sử dụng lại đồ lót cũ.
– Cần đặc biệt lưu ý vấn đề vệ sinh vùng kín trong thời gian hành kinh. Thay băng vệ sinh thường xuyên, tối thiểu là 4 tiếng thay một lần.
– Khi vùng kín có các dấu hiệu bất thường, cần kiêng quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm nấm cho bạn tình.
– Sử dụng thuốc theo đúng liều lượng, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
4. Điều trị nấm âm đạo dứt điểm, không lo tái phát tại Thu Cúc TCI
Để điều trị tốt tình trạng nấm âm đạo tái đi tái lại, người bệnh vẫn cần đặc biệt chú ý tới việc thăm khám phụ khoa tại các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, chất lượng. Việc khám và điều trị tại các cơ sở, địa chỉ chưa đảm bảo được về độ an toàn vệ sinh dụng cụ y tế, chuyên môn bác sĩ sẽ khiến chị em đôi khi lâm vào cảnh “tiền mất, tật mang”.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI là địa chỉ uy tín được chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn suốt nhiều năm trong việc khám, chữa bệnh phụ khoa. Đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiệt tình, tận tâm thăm khám và luôn hỗ trợ mọi thông tin cần thiết cho người bệnh. Không chỉ vậy, chị em còn có thể lựa chọn khám với bác sĩ nữ, không còn e ngại khi thực hiện khám phụ khoa.
Bên cạnh đó, hệ thống phòng khám sạch sẽ, đầy đủ các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc thăm khám, kiểm tra lâm sàng cũng giúp bệnh nhân an tâm hơn về kết quả chẩn đoán. Đặc biệt, qua xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo, người bệnh sẽ nhanh chóng biết được mình có đang bị nhiễm nấm hay không, mức độ bệnh của bản thân, ảnh hưởng của bệnh tới sức khỏe. Các bác sĩ cũng sẽ thông qua đây để lên kế hoạch điều trị, hướng dẫn khắc phục nấm âm đạo sao cho phù hợp nhất với tình trạng của mỗi người.
Điều trị nấm âm đạo dứt điểm cần thực hiện sớm, với đúng loại thuốc phù hợp. Một số loại thuốc thường được sử dụng trị dứt điểm nấm âm đạo gồm có thuốc fluconazole (dùng theo đường uống), miconazole, clotrimazole, terconazole,
Những thông tin trên đã cung cấp cho chị em một vài kiến thức hữu ích về tình trạng nấm âm đạo tái phát cũng như hướng dẫn thăm khám, điều trị. Để được phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất, chị em cần tập thói quen khám sức khỏe phụ khoa thường xuyên, tránh viêm nhiễm, nấm âm đạo gây ra những hậu quả nghiêm trọng.