Mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ thường được bác sĩ chỉ định để phẫu thuật cho những chị em mắc các căn bệnh liên quan đến tử cung và buồng trứng. Ưu nhược điểm của phẫu thuật này là gì, cần lưu ý gì trước và thực hiện, chị em hãy theo dõi bài viết sau để có thêm những kiến thức hữu ích và đầy đủ nhé. Mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ khi nào
Menu xem nhanh:
Phẫu thuật cắt tử cung là gì?
Tử cung hay còn gọi là dạ con, đây là một bộ phận có vai trò quan trọng với chu kỳ kinh nguyệt và sinh sản của chị em phụ nữ. Phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp điều trị phổ biến được bác sĩ chỉ định thực hiện khi chị em có các bệnh lý nặng ở vùng tử cung như chảy máu nặng do rau cài răng lược, nhiễm trùng nặng ở tử cung sau sinh, ung thư tử cung… Bởi lẽ nếu không cắt tử cung, thì chị em sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Dù đây là phẫu thuật bắt buộc phải làm nhưng sẽ để lại nhiều vấn đề về sức khỏe và tâm lý đối với chị em.
Tổng quan về mổ mở cắt tử cung hoàn toàn 2 phần phụ và vét hạch
Mổ mở cắt tử cung hoàn toàn 2 phần phụ và vét hạch là phẫu thuật được bác sĩ thực hiện để cắt bỏ tất cả khối tử cung của người bệnh. Điểm đặc biệt là phương pháp phẫu thuật này sẽ giúp chị em có thể loại bỏ toàn bộ khối ung thư mà không bị tái phát hoặc di căn.
Kỹ thuật này dùng để điều trị bệnh gì?
Mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ được áp dụng để điều trị các căn bệnh ung thư liên quan trực tiếp đến tử cung và buồng trứng. Chẳng hạn như ung thư tử cung, ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung kích thước lớn, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, nhiễm trùng tử cung, sa tử cung, vỡ tử cung, nhau tiền đạo trung tâm bám chặt tới đáy tử cung.
Đối tượng chỉ định và chống chỉ định
Phẫu thuật cắt tử cung hoàn toàn và 2 bên phần phụ sẽ làm cho chị em không thể sinh con được nữa vì vậy thường chỉ được áp dụng khi các lựa chọn điều trị khác đã thất bại hoặc không có tác dụng. Cụ thể đối tượng được chỉ định thực hiện mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ là những chị em:
- Mắc các căn bệnh liên quan đến sản phụ khoa
- Phải vào phòng phẫu thuật cấp cứu sản khoa
- Mắc các bệnh tiền ung thư và ung thư ở tử cung và buồng trứng
- Có u lành tính ở tử cung
- Sau khi thực hiện phẫu thuật lấy thai ra ngoài, người bệnh bị nhiễm trùng tới buồng tử cung, tuy nhiên không may là buồng tử cung lại bị rách rất phức tạp
- Bào thai ở vùng cổ tử cung bị chảy máu, sảy, sau khi thực hiện các thủ thuật đơn giản như khâu và đốt nhiệt mà không đạt được hiệu quả như mong muốn
- Rau tiền đạo trung tâm xuống tận cổ tử cung khiến gây ra tình trạng chảy máu, khiến động mạch hạ vị không thể cầm được máu
Đối tượng chống chỉ định thực hiện mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ là những chị em bị ung thư nội mạc tử cung, ung thư cổ tử cung và ung thư buồng trứng ở giai đoạn muộn.
Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật
Mổ mở cắt tử cung hoàn toàn 2 phần phụ và vét hạch có nhiều ưu điểm và nhược điểm riêng biệt.
Ưu điểm:
- Giúp loại bỏ toàn bộ khối ung thư mà không gây ra tình trạng tái phát hoặc di căn, nhất là với những trường hợp phát hiện và điều trị bệnh sớm
- Thời gian thực hiện phẫu thuật diễn ra nhanh chóng
- Tiết kiệm chi phí tối đa
- Người bệnh hồi phục sớm, từ 7 – 10 ngày sau khi thực hiện phẫu thuật
Nhược điểm:
- Quá trình phẫu thuật có thể xảy ra một số biến chứng như tổn thương ruột, niệu quản hoặc bàng quang
- Sau khi phẫu thuật, người bệnh có thể bị chảy máu, nhiễm trùng ổ bụng, tắc ruột, rò bàng quang hay niệu quản âm đạo
Quy trình thực hiện
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước khi thực hiện mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ, bác sĩ chuyên khoa sẽ ghi rõ chỉ định phẫu thuật, và ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân.
- Bác sĩ sẽ giải thích rõ về mục đích, cách thức thực hiện, lợi ích và rủi ro có thể xảy ra trong và sau khi phẫu thuật cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
- Bệnh nhân ký giấy cam kết thực hiện phẫu thuật, biên bản hội chẩn, và các thủ tục hành chính khác.
- Trước khi vào phòng phẫu thuật, điều dưỡng sẽ hướng dẫn bệnh nhân thay quần áo, thực hiện vệ sinh cá nhân,…
- Đến phòng phẫu thuật theo đúng giờ đã đặt lịch hẹn.
Bước 2: Kỹ thuật mổ:
- Mổ bụng
- Đánh giá mức độ tổn thương của tử cung, 2 phần phụ, các tạng vùng tiểu khung, mạc nối lớn và vùng ổ bụng.
- Tiến hành thực hiện phẫu thuật.
Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật
- Sau khi thực hiện phẫu thuật cắt tử cung, chị em thường cảm thấy đau ê ẩm ở âm đạo, và bị quặn ruột, đặc biệt là những ngày đầu mới mổ xong. Do đó, chị em có thể uống thuốc giảm đau hoặc an thần theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi nhu động ruột phục hồi, bệnh nhân sẽ trung tiện được. Lúc này, chị em có thể ăn cháo đặc, rồi dần dần chuyển sang ăn cơm.
- Sau khi phẫu thuật khoảng 7 ngày thì có thể bắt đầu đi lại như bình thường. Sau 2 tuần mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ, chị em có thể đi làm lại, tuy nhiên nên đi lại, vận động nhẹ nhàng.
- Trong 3 tháng đầu sau khi mổ xong, chị em nên kiêng quan hệ vợ chồng để tránh ảnh hưởng tới vết mổ.
Khi nào thì những biểu hiện sau thực hiện kỹ thuật là bất thường và cần tái khám ngay?
Để việc theo dõi tiến triển của vết mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ, chị em nên đi khám lại sau khi phẫu thuật khoảng 1 tháng. Nếu sau khi mổ xong, chị em thấy các biểu hiện khác thường, thì nên tới viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Trong trường hợp, chị em nên tới viện tái khám ngay sau khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường sau:
- Bị tổn thương bàng quang, hay niệu quản
- Vết mổ bị chảy máu
- Bị viêm phúc mạc
- Bị tổn thương ruột, đại tràng và trực tràng
- Bị tổn thương mạch máu
Những điều cần lưu ý khi thực hiện kỹ thuật này
- Người bệnh nên tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong suốt thời gian lưu viện, về cả chế độ ăn uống lẫn sinh hoạt hàng ngày
- Kiểm tra lại vết mổ hàng ngày để đảm bảo vết mổ luôn khô và sạch sẽ
- Cho tới khi được bác sĩ cho phép mới được tắm bằng vòi hoa sen
- Khi thấy máu hoặc chất nhầy tiết ra từ âm đạo, chị em có thể dùng băng vệ sinh để thấm. Thời gian ra máu sau phẫu thuật sẽ kéo dài khoảng vài tuần
- Không được sử dụng tampon và dụng cụ thụt rửa âm đạo để tránh bị nhiễm trùng vết mổ
- Cần tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng giúp vết thương chóng lành
- Sau khi mổ khoảng 3 tuần, người bệnh nên hạn chế tập thể dục cường độ cao hoặc làm việc nặng nhọc
Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp được tất cả các thắc mắc của chị em về kỹ thuật mổ cắt tử cung và 2 bên phần phụ cũng như khi nào bắt buộc phải thực hiện kỹ thuật này. Để tránh các tai biến đồng thời hồi phục nhanh sau mổ thì trình độ, chuyên môn của bác sĩ và phương tiện kỹ thuật thực hiện là vô cùng quan trọng.
Xem thêm
>> Mổ nội soi cắt polyp buồng tử cung
> Món ăn chữa viêm cổ tử cung hiệu quả
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc