Đi siêu âm thai có được ăn sáng không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm, đặc biệt là những chị em mới mang thai lần đầu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời và cung cấp một số thông tin liên quan.
Menu xem nhanh:
1. Trước khi đi siêu âm thai mẹ bầu có được ăn sáng không?
Trước khi siêu âm thai, mẹ bầu vẫn có thể ăn sáng bình thường nếu mẹ chỉ thực hiện kỹ thuật siêu âm bình thường, không xét nghiệm máu, nước tiểu,… trong lần thăm khám đó. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa Sản khuyên rằng bạn cần hạn chế sử dụng các loại sản phẩm có chứa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… nhằm đảm bảo kết quả siêu âm được chính xác nhất.
Như vậy, trong mỗi buổi khám thai, mẹ bầu không chỉ siêu âm thai mà còn có thể làm một số xét nghiệm máu, nước tiểu,… Do đó, bạn không nên ăn sáng trước khi đi khám thai bởi việc này có thể ảnh hưởng đến các thành phần trong máu, khiến kết quả xét nghiệm không được chính cao.
Ngược lại, sau khi lấy máu xong, mẹ bầu cần bổ sung dinh dưỡng ngay. Vì lúc này mẹ rất dễ bị hạ đường huyết, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.
2. Quá trình siêu âm thai
Sau khi biết được đi siêu âm thai có nên ăn sáng không, chắc hẳn các mẹ bầu rất muốn biết một quy trình siêu âm thai sẽ diễn ra như thế nào để có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Ở bài viết này, Thu Cúc TCI sẽ đề cập đến quy trình siêu âm của 2 phương pháp siêu âm phổ biến, thường hay được sử dụng là siêu âm bằng đầu dò âm đạo và siêu âm qua thành bụng.
2.1. Quá trình áp dụng phương pháp siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo
Siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo là phương pháp không gây đau, được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán để xác định mang thai và phát hiện sớm một số vấn đề sức khỏe thai nhi. Thông thường, các bác sĩ sử dụng phương pháp này ở giai đoạn thai nhi 5 – 6 tuần tuổi.
Quá trình áp dụng phương pháp siêu âm thai bằng đầu dò âm đạo được thực hiện như sau:
– Bác sĩ đưa đầu dò chuyên dụng đã gắn sóng siêu âm vào bên trong âm đạo của mẹ bầu và quan sát.
– Bác sĩ dùng đầu dò để di chuyển xung quanh âm đạo nhưng không đi sâu vào trong cổ tử cung.
Việc siêu âm bằng đầu dò âm âm đạo nhằm xác định:
– Chị em có mang thai không, thai đơn hay đa thai.
– Vị trí thai nhi ở đâu, thai đã đi vào tử cung chưa.
– Quan sát sự phát triển của thai nhi như tim thai,…
– Kiểm tra tử cung của mẹ bầu và ống dẫn trứng.
– Phát hiện sớm các vấn đề nguy hiểm nếu có như: mang thai ngoài tử cung, vỡ túi thai gây ra mất máu, nhiễm trùng ổ bụng,…
2.2. Quá trình áp dụng phương pháp siêu âm thai qua thành bụng
Siêu âm thai qua thành bụng là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhằm tạo ra hình ảnh bên trong cơ thể bằng sóng siêu âm. Quy trình siêu âm này được thực hiện cụ thể như sau:
– Bác sĩ siêu âm bôi gel lên bụng của mẹ bầu.
– Sử dụng một đầu dò siêu âm nhỏ di chuyển xung quanh bụng của mẹ.
Khi đó, sóng âm với tần số cao được truyền từ đầu dò qua lớp gel rồi đi vào cơ thể mẹ để thu nhận âm thanh dội lại. Qua đó, màn hình sử dụng các âm thanh thu được để phản chiếu và cho ra hình ảnh.
Thời gian để thực hiện quy trình này thường trong vòng 5 – 6 phút, tuỳ thuộc vào vị trí của thai nhi. Sau khi siêu âm âm xong, mẹ bầu sẽ nhận phiếu kết quả, nếu siêu âm 5D thì mẹ còn nhận được cả video.
3. Những lưu ý khi đi siêu âm
Trước khi đi siêu âm, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Không sử dụng chất kích thích tối thiểu 12 giờ trước khi siêu âm vì chúng sẽ làm cho kết quả siêu âm bị giảm độ chính xác. Ngoài ra, trong suất thời gian mang thai, mẹ bầu cũng không nên sử dụng các chất này nhằm đảm bảo sức khỏe cho mình và thai nhi.
– Nếu siêu âm trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu nên uống nhiều nước để bàng quang đẩy tử cung lên nhằm giúp bác sĩ quan sát thai nhi được tốt nhất.
– Bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi, mẹ bầu nên đi tiểu hết trước khi siêu âm.
– Ở những tuần đầu của thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm Doppler qua đầu dò âm đạo hoặc nên nghe theo tư vấn của bác sĩ để lựa chọn phương pháp siêu âm phù hợp.
– Nếu đang bị sốt, mẹ bầu cần thực hiện siêu âm thai nhi càng sớm càng tốt để kiểm tra sức khỏe thai nhi.
4. Siêu âm thai quá nhiều lần có tốt hay không?
Các các sĩ khuyên rằng mẹ bầu chỉ nên đi siêu âm định kỳ và khi xảy ra các dấu hiệu bất thường, không nên làm dụng siêu âm quá thường xuyên. Bởi trong giai đoạn đầu của thai kỳ, thai nhi rất nhạy cảm, dễ bị tác động từ các yếu tố bên ngoài.
Bên cạnh đó, mỗi lần đi siêu âm, mẹ bầu phải bỏ ra một khoản chi phí cùng thời gian, công sức cho việc này. Siêu âm vào những mốc thời gian không cần thiết gây lãng phí.
5. Siêu âm thai ở đâu uy tín?
Ngoài việc ăn sáng trước khi đi siêu âm thai, việc tìm kiếm địa chỉ siêu âm thai uy tín cũng được rất nhiều mẹ quan tâm. Hệ thống Y tế Thu TCI là địa chỉ tin cậy được hàng ngàn mẹ bầu tin tưởng với tiêu chuẩn Quốc tế và dịch vụ chuyên nghiệp như:
– Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa phụ Sản đầu ngành trong và ngoài nước, có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị các ca khó.
– Hệ thống các trang thiết bị cùng cơ sở vật chất hiện đại.
– Các mốc thăm khám định kỳ thi nhi được lên chi tiết cho mẹ bầu nắm rõ, nhắc nhở lịch khám thai và các lưu ý trước mỗi lần khám,…
– Cung cấp đầy đủ tài liệu cần thiết cho mẹ bầu trang bị kiến thức mang thai, sinh nở,…
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp các mẹ có thể trả lời cho những băn khoăn trước khi đi siêu âm thai. Mẹ còn chần chờ gì mà không đăng ký ngay dịch vụ siêu âm, thăm khám cho con?
Liên hệ ngay Thi Cúc TCI để được tư vấn miễn phí dịch vụ!