Mất răng hàm dưới không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn nhiều ảnh hưởng sức khỏe, gây ra nguy cơ biến chứng khác. Vậy những nguy cơ biến chứng đó là gì? Làm sao để điều trị khi bị mất răng hàm ở dưới hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về răng hàm dưới
Đối với một người trưởng thành, hàm răng sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng. Tuy nhiên cũng có những người chỉ có 28 chiếc. Điều này là do sự giao động của 4 răng khôn mà không phải ai cũng mọc đủ. Tương tự như hàm răng trên, hàm dưới sẽ có 16 chiếc răng gồm 2 răng cửa, 2 răng nanh, 4 răng hàm nhỏ và 6 răng hàm lớn.
Trong đó, những răng thuộc nhóm răng hàm nhỏ sử dụng để cắn xé thức ăn. Đối với nhóm răng hàm lớn, đây là những răng nhai, nghiền nát thức ăn trước khi chúng được đưa xuống dạ dày. Tuy nhiên, riêng răng khôn thường sẽ không có khả năng ăn nhai quá nổi bật.
2. Nguyên nhân khiến răng hàm ở dưới bị mất
– Thực hiện vệ sinh răng miệng kém: Việc lười đánh răng hay làm vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, không dùng chỉ nha khoa mỗi ngày theo thời gian sẽ khiến cho răng bị sâu, nướu bị viêm. Thậm chí nhiều người còn có thể mất răng vĩnh viễn.
– Chế độ ăn thiếu khoa học: Chất dinh dưỡng không được cung cấp phù hợp là nguyên nhân khiến răng không còn chắc khỏe. Bên cạnh đó, việc ta ăn nhiều những loại thực phẩm có chứa đường, axit và carbohydrates cũng sẽ gây nhiều tổn hại cho khoang miệng nói chung. Nướu răng, men răng sẽ bị tấn công dẫn tới mất răng.
– Thói quen sinh hoạt không hợp lý: Với những người thường có thói quen xấu như nghiến răng, nhai đá, … sẽ gây bào mòn, ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc răng.
– Chấn thường: Việc răng bị chấn thương thường do tai nạn hoặc trong quá trình chơi thể thao. Điều này rất dễ tác động tới răng và xương hàm. Từ đó, răng sẽ bị vỡ, gãy nếu ta không đeo đồ bảo vệ.
– Nguyên nhân khác: Bên cạnh những lý do trên, việc răng hàm dưới bị gãy còn có thể do tình trạng tuổi tác cao, không cạo cao răng định kì, bệnh lý răng miệng, …
3. Biến chứng từ mất răng hàm dưới
3.1 Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng, suy giảm
Cấu trúc hàm răng của mỗi người không ổn định nên dù chỉ mất một chiếc răng cũng có thể khiến quá trình ăn nhai gặp nhiều trở ngại. Cụ thể đối với răng hàm dưới bị mất sẽ khiến cho khả năng nghiền nát thức ăn yếu hơn. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới ruột, dạ dày, …
3.2 Hóp má và bị lão hóa sớm
Răng hàm ở dưới bị mất tuy không gây ản hưởng nhiều như vị trí răng cửa nhưng lại làm mất cân đối cung hàm. Hai bên má sẽ bị hóp vào. Đồng thời, da mặt ở bên mất răng sẽ chảy xệ, nhiều nếp nhăn xuất hiện. Điều này khiến cho gương mặt người bệnh trở nên già hơn so với tuổi thực tế.
3.3 Răng xô lệch, mất thêm răng
Ngoài ra, việc bị mất răng hàm sẽ tạo nên khoảng trống lớn ở trên cung hàm. Từ đó, các răng ở bên cạnh sẽ có nguy cơ bị xô lệch, đổ nghiêng và thậm chí có thể toàn bộ hệ thống nhai bị ảnh hưởng.
Khi bị mất răng hàm dưới, răng đối đỉnh không được nâng đỡ sẽ trở nên bị trồi lên hoặc trụt xuống. Những chiếc răng xô lệch này sẽ có nguy cơ bị lung lay, cần nhổ bỏ, khớp cắn lệch.
3.4 Loạn khớp thái dương hàm
Răng còn đóng vai trò kiểm soát cảm giác cùng những vận động của các cơ mặt qua dây thần kinh. Thế nhưng, khi có răng hàm bị mất đi sẽ khiến hàm răng trở nên lệch lạc, bị thưa hoặc sai khớp cắn, … Từ đó dây thần kinh sẽ nằm ở gần niêm mạc hơn. Những tình trạng đau đầu, đau vùng thái dương, các cơ ở vùng cổ, vai, gáy, … sẽ xảy đến. Đây chính là triệu chứng thường thấy của bệnh loạn năng khớp thái dương hàm.
3.5 Ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày
Như đã nêu ở phía trên, khi bị mất răng ở hàm dưới hay hàm trên đều sẽ khiến sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng. Người bị mất răng không chỉ bị ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai mà theo đó khuôn mặt biến dạng, tình thần sẽ ngày càng mệt mỏi, không thể làm việc tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của họ.
4. Những giải pháp để khắc phục tình trạng răng hàm ở dưới bị mất
Hiện nay, tình trạng mất răng có thể được khắc phục bằng nhiều phương pháp. Sau đây là 3 phương pháp điều trị mất răng hàm dưới được lựa chọn phổ biển:
4.1 Sử dụng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp được chế tạo, thiết kế như răng thật. Hàm răng này có thể linh hoạt tháo lắp. Điều này giúp việc làm vệ sinh răng miệng hay khi ăn uống, nghỉ ngơi. Hàm tháo lắp thường sẽ được làm từ sứ hoặc nhựa và sử dụng phổ biến ở người cao tuổi mất nhiều răng liền kề nhau.
4.2 Cầu răng sứ
Đây là phương pháp trồng răng giả để thay thế cho một hay nhiều răng bị mất liền kề nhau. Cầu răng được cố định vào 2 trụ răng bằng keo gắn nha khoa. Khi đó, răng thật ở 2 bên vị trí răng mất được mài để làm phần trị nâng, giúp cầu răng đứng vững hơn.
4.3 Trồng răng Implant
Đây là phương pháp trồng răng giả cố định để thực hiện thay thế cho một hay nhiều răng bị mất. Cho tới hiện nay trồng răng Implant là giải pháp tối ưu và hiệu quả để có thể khắc phục tình trạng mất răng hàm ở dưới. Kỹ thuật nha khoa này được thực hiện bằng cách cấy ghép trụ chân răng nhân tạo bằng Titanium trực tiếp vào phần xương hàm. Sau khoảng từ 2-6 tháng, trụ răng đã tích hợp cùng xương hoàn toàn thì phần thân răng đã mất sẽ được thay thế bằng mão răng sứ ở trên qua khớp nối Abutment.
Như vậy, bài viết trên đã cho ta thấy những thông tin về biến chứng khi bị mất răng hàm dưới. Đồng thời, người đọc cũng có thể tham khảo thêm những phương pháp khắc phục tình trạng này. Mọi người hãy cùng lưu lại để áp dụng trong trường hợp cần thiết.