Mang thai ngoài tử cung có giữ được không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Mang thai ngoài tử cung là một hiện tượng rất nguy hiểm với mẹ bầu. Vậy thì khi bị thai ngoài tử cung phải làm sao, thai ngoài tử cung có giữ được không? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để có đáp án.

1. Mang thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Thai ngoài tử cung là hiện tượng trứng đã được thụ tinh nhưng làm tổ bên ngoài tử cung. Các vị trí thai ngoài tử cung phổ biến như vòi tử cung, buồng trứng, ổ bụng, ống cổ tử cung. Thai nằm ở vòi tử cung chiếm 95-98% ca bệnh, ở buồng trứng chiếm 0,7-1%, ở ống cổ tử cung chiếm 0,5-1%, ở ổ bụng thì rất hiếm.

Mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung sẽ không giữ được!

Mẹ bầu khi đã bị thai ngoài tử cung thì khối thai có thể vỡ bất cứ lúc nào, gây nguy hiểm cho tính mạng và ảnh hưởng tới khả năng sinh sản về sau. Vì vậy, dù không muốn nhưng mang thai ngoài tử cung không thể giữ được.

Dưới đây là những nguy hiểm của thai ngoài tử cung:

Dễ bị mất máu: nếu không phát hiện và xử lý kịp thời để cho túi thai vỡ ra, sản phụ sẽ bị xuất huyết ồ ạt, mất máu trầm trọng và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Khả năng sống sót của thai nhi cực thấp: tử cung là môi trường tốt nhất cho thai nhi phát triển. Ở các vị trí khác của tử cung, thai nhi gần như không tồn tại được. Chính vì thế, dù không muốn nhưng chị em vẫn phải phá thai ngoài tử cung để đảm bảo an toàn tính mạng.

Thai ngoài tử cung có khả năng gây vô sinh: nếu khối thai không được phát hiện và xử lý kịp thời thì mẹ rất có khả năng bị vô sinh. Có trường hợp mẹ phải cắt bỏ vòi trứng, khiến cơ hội mang thai lần sau thấp. Nếu bị cắt cả 2 bên vòi trứng thì mẹ sẽ bị vô sinh.

Mang thai ngoài tử cung có giữ được không

Khối thai ngoài tử cung phát triển sẽ gây nguy hiểm cho mẹ.

2. Mang thai ngoài tử cung phải làm sao?

Thai ngoài tử cung xử lý như thế nào là thắc mắc chung của nhiều chị em gặp phải hiện tượng này. Có 2 phương pháp điều trị thai ngoài tử cung chính:

Điều trị ngoại khoa (phẫu thuật) để cắt bỏ khối thai. Có thể mổ hở hoặc mổ nội soi tùy thuộc vào sự tiến triển của người bệnh.

Điều trị nội khoa (dùng thuốc). Các bác sĩ sẽ dùng Methotrexade để làm chết các tế bào của khối thai.

Việc lựa chọn phương pháp nào sẽ phụ thuộc vào:

Sự phát triển của khối thai, to hay nhỏ, vỡ hay chưa.

Tình trạng sức khỏe bệnh nhân

Tình trạng cơ sở y tế, nhân lực.

Siêu âm giúp chẩn đoán thai ngoài tử cung.

Căn cứ vào tình hình khối thai mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị.

Thể chửa ngoài tử cung chưa vỡ cần phẫu thuật càng sớm càng tốt để tránh mất máu (lúc này có thể mổ nội soi). Bác sĩ sẽ tiêm metrotrexat 10g vào thẳng khối thai dưới siêu âm và theo dõi trên lâm sàng, cận lâm sàng.

Chửa ngoài tử cung đã vỡ ngập lụt ổ bụng thì phải làm phẫu thuật gấp. Lúc này không thể áp dụng mổ nội soi được nữa mà phải mổ mở.

Thể huyết tụ thành nang cần phải mổ để tránh vỡ thứ phát và nhiễm khuẩn ổ máu tụ. Bác sĩ sẽ làm sạch khối máu tụ, khâu cầm máu và dẫn lưu ổ bụng khi cần thiết.

Chửa trong ổ bụng: nếu thai dưới 32 tuần tuổi sẽ phải phẫu thuật lấy thai ngay bởi để lâu sẽ nguy hiểm cho mẹ. Nếu thai trên 32 tuần tuổi có thể chờ thai đủ tháng rồi mổ lấy thai.

3. Mổ thai ngoài tử cung có ảnh hưởng gì không?

Như đã nói ở trên, có 2 phương pháp mổ thai ngoài tử cung là mổ nội soi và mổ mở. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh nhân và khối thai để lựa chọn phương án hợp lý. Bất cứ phương pháp phẫu thuật nào cũng đều có rủi ro, vì vậy, mổ thai ngoài tử cung đòi hỏi những bác sĩ có tay nghề cao. Các mẹ cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, bác sĩ giỏi chuyên môn và phương thiết bị hiện đại để thực hiện ca mổ.

Phẫu thuật để loại bỏ thai ngoài tử cung.

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một địa điểm được nhiều mẹ bầu tin chọn để tiến hành mổ thai ngoài tử cung. Quy trình phẫu thuật chửa ngoài tử cung tại Thu Cúc được tiến hành nhanh chóng, an toàn và chuyên nghiệp.

Tư vấn bác sĩ chuyên khoa để xác định phương án điều trị.

Sắp xếp lịch mổ, chọn bác sĩ và thăm khám trước khi phẫu thuật.

Bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết theo chỉ định dưới sự giúp đỡ của các nhân viên bệnh viện.

Tiến hành phẫu thuật trong phòng mổ vô khuẩn một chiều khép kín.

Sau khi hoàn thành phẫu thuật, thoát mê, bệnh nhân được đưa xuống phòng nội trú để theo dõi thêm. Bệnh nhân được chăm sóc chu đáo, đúng cách để hồi phục nhanh chóng.

Kết thúc dịch vụ, tất toán ra viện.

Nếu các mẹ còn có thắc mắc liên quan tới vấn đề này, chẳng hạn như mổ thai ngoài tử cung bao nhiêu tiền, mổ thai ngoài tử cung nên ăn gì, sau mổ thai ngoài tử cung cần làm gì… hãy gọi điện đến đường dây nóng của Thu Cúc 1900 55 88 92 để được giải đáp.

Tin liên quan

  • Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
  • Thai ngoài tử cung thì niêm mạc có dày không
  • Có thai ngoài tử cung thử que được không

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital