Với tiến bộ của công nghệ y học hiện đại, giờ đây việc tầm soát ung thư vú trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Một trong số những phương pháp giúp tối ưu việc tầm soát ung thư vú phải kể đến là chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú. Chụp MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội trong việc tầm soát ung thư vú. Vậy chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú mang lại những lợi ích gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Giá trị phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI mang lại trong tầm soát ung thư vú
1.1 Vai trò của chụp MRI trong tầm soát ung thư tuyến vú
– Phát hiện sớm những tổn thương và dấu hiệu bất thường, đặc biệt hiệu quả chẩn đoán tốt ở những người bệnh có nguy cơ cao hoặc trường hợp người bệnh có hạch nách ác tính mà khối u nguyên phát chưa biết.
– Xác định các dấu hiệu nghi ngờ mà chụp nhũ ảnh, siêu âm và khám lâm sàng chưa phát hiện ra được.
– Tầm soát ung thư sớm ở cả những người bệnh có mô tuyến vú bị ẩn lấp phẫu thuật ngực hoặc bơm silicon ngực trực tiếp mà không thể chẩn đoán bằng X-quang tuyến vú và siêu âm được.
Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu bất thường, chụp MRI tuyến vú cụ thể còn giúp xác định giai đoạn bệnh và đánh giá độ lan rộng, xâm lấn của ung thư ở bệnh nhân kể cả bệnh nhân có mô tuyến vú khó đánh giá trên nhũ ảnh.
1.2. Ưu điểm phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú mang lại
Chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú là phương pháp hiện đại nhất hiện nay giúp tầm soát sớm các dấu hiệu bất thường của ung thư vú. Phương pháp sử dụng một sóng từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tái tạo hình ảnh cấu trúc bên trong của tuyến vú với nhiều ưu điểm nổi bật:
– Đem lại sự an toàn cho người chụp do không xâm lấn và không sử dụng tia xạ (tia X) trong quá trình thực hiện.
– Có độ nhạy cao đến 80% đem lại hình ảnh cấu trúc tuyến vú chi tiết, sắc nét giúp hạn chế việc bỏ sót các tổn thương nhỏ nhất
– Tư thế chụp thoải mái, quá trình chụp nhẹ nhàng, không gây chèn ép, không đau như phương pháp chụp nhũ ảnh.
– Giúp chẩn đoán sớm ung thư vú kể cả khi chưa khẳng định được tổn thương bằng phương pháp siêu âm/ nhũ ảnh. Đồng thời, đây cũng là giải pháp tầm soát sớm cho những người bệnh phẫu thuật đặt túi ngực giúp phát hiện sớm tình trạng ung thư vú.
2. Tìm hiểu về quy trình thực hiện chụp MRI tầm soát ung thư vú
2.1. Chụp MRI tuyến vú được chỉ định khi nào?
Với những trường hợp bệnh sau, các bác sĩ sẽ khuyến nghị người bệnh thực hiện chụp cộng hưởng từ để tầm soát ung thư vú. Cụ thể bao gồm:
– Những người bệnh sau khi thực hiện khám lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cơ bản (siêu âm và chụp X-quang tuyến vú) nhưng chưa phát hiện được dấu hiệu bệnh.
– Tầm soát ung thư vú ở những người có tuyến vú quá cỡ, mô vú dày hoặc đã phẫu thuật đặt túi ngực.
– Sàng lọc các dấu hiệu bất thường ở những người có nguy cơ cao như có tiền sử gia đình đã từng có người thân mắc ung thư vú, có đột biến gen BRCA1, BRCA2,…
– Đánh giá tổn thương hạch nách ác tính mà khối u nguyên phát chưa được phát hiện.
Thông thường, không chỉ riêng các trường hợp trên với tất cả mọi người, mọi lứa tuổi đều có thể thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến vú để tầm soát ung thư.
2.2. Quy trình thực hiện chụp cộng hưởng từ MRI tuyến vú
Sau khi thực hiện đủ các kiểm tra trước khi chụp, người bệnh có thể chuyển sang phòng chụp chuyên dụng và tiến hành chụp. Khi vào phòng bệnh, người bệnh sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn các quy định trước khi chụp.
Tiếp đến, người bệnh cần lưu ý cởi bỏ toàn bộ các vật dụng kim loại trên cơ thể để tránh ảnh hưởng đến kết quả chụp và thay quần áo chụp chuyên dụng.
– Trong quá trình chụp MRI vú, người bệnh sẽ nằm úp trên bàn quét, ngực để vào chỗ lõm trên bàn.
– Sau khi người bệnh đã nằm đúng và được cố định trên bàn, kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh bàn quét sẽ trượt vào lỗ mở của máy MRI. Trong quá trình chụp sẽ thấy tiếng ồn khá lớn, để giảm tiếng ồn, kỹ thuật viên sẽ cung cấp tai nghe hoặc nút bịt tai.
Trong suốt quá trình chụp MRI tuyến vú, người bệnh cần giữ cơ thể nằm yên nhất có thể. Kỹ thuật viên sẽ quan sát và hướng dẫn điều chỉnh từ phòng ngoài.
Sau khi chụp MRI vú xong, người bệnh có thể hoạt động ngay sau đó. Kết quả chụp MRI vú sẽ được đọc bởi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh và bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn kết quả cho bạn.
Lưu ý, nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ hay phản ứng với thuốc tương phản từ như ngứa, sưng tấy, nổi phát ban hay khó thở thì phải thông báo ngay cho bác sĩ.
3. Những lưu ý trước khi thực hiện chụp MRI tuyến vú
Ngoài những lưu ý về việc cởi bỏ đồ dùng, quần áo có chứa kim loại trước khi thực hiện chụp, người bệnh cũng cần lưu ý một số trường hợp chống chỉ định sau:
– Những bệnh nhân có và đang có các thiết bị điện tử đặt bên trong cơ thể như máy tạo nhịp tim, dùng máy trợ thính, dùng van tim nhân tạo hay có mảnh đạn trong người, dùng răng giả…
– Người bệnh vừa thực hiện phẫu thuật có chứa kẹp phẫu thuật kim loại nội sọ, hốc mắt, mạch máu bên trong cơ thể dưới 6 tháng.
– Không thực hiện chụp cộng hưởng từ với những bệnh nhân mắc suy thận với mức lọc cầu thận dưới 30 mL/phút.
– Phụ nữ đang mang thai dưới 3 tháng.
Bên cạnh đó, khi thực hiện chụp cộng hưởng từ tuyến vú, người bệnh cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế chất lượng để đảm bảo kết quả chụp sắc nét và có những chẩn đoán bệnh chính xác đến từ bác sĩ có chuyên môn cao.
Hiện nay, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đang cung cấp dịch vụ chụp cộng hưởng từ tuyến vú với công nghệ chụp hiện đại, hệ thống máy móc mới nhất hiện nay, đảm bảo mang lại hình ảnh chụp sắc nét, chất lượng cao, phát hiện được những dấu hiệu bất thường nhỏ nhất. Ngoài ra, Thu Cúc TCI cũng là nơi tập trung những bác sĩ có chuyên môn cao, với nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán và dự phòng bệnh lý cho người bệnh.
Trên đây là những thông tin về những lợi ích mà chụp MRI mang lại trong tầm soát ung thư vú. Mong rằng những thông tin trong bài viết phần nào có thể đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích.