Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ

Đỗ Hoàng Hoan

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng: stress, ăn uống không hợp lý, ăn vội vàng, ăn quá no hoặc nhiều khi để bụng quá đói. Và một trong những lý do khiến 70% người dân nước ta có nguy cơ bị đau dạ dày là do tình trạng lạm dụng rượu bia và văn hóa “nhậu là phải say” của người Việt. Loét dạ dày tá tràng nên ăn gì là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì tốt?

Đối với những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, bên cạnh việc điều trị thuốc theo chỉ định của bác sĩ thì một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ là vô cùng quan trọng. Bạn cần ăn uống điều độ, đúng giờ và ăn vừa đủ không để quá no hay quá đói. Nên ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa để giúp giảm bớt gánh nặng cho dạ dày. Đặc biệt các món ăn sau đây có tác dụng tốt đối với dạ dày đang bị viêm loét của bạn: Cháo rau sam, trứng gà tam thất, canh bí ngô, canh khoai tây, cháo hạt sen…

Dưới đây là hai thực đơn được bác sĩ khuyên nên dùng

Thực đơn 1

Trứng gà đánh kem và bánh quy tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Trứng gà đánh kem và bánh quy tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Bữa sáng: trứng gà 1 quả đánh kem, bánh quy 50g.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), giá xào (giá đỗ 100g, thịt lợn 30g, dầu hoặc mỡ 5g).

Bữa phụ: bánh quy 50g (hoặc biscot), hoặc chè đỗ xanh, đỗ đen.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), xôi lạc hoặc cơm nếp lạc (gạo nếp 200g, lạc hạt 30g), thịt lợn rim 30g.

Thực đơn 2

Cháo gạo nếp cũng là món ăn tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Cháo gạo nếp cũng là món ăn tốt cho người bị viêm loét dạ dày tá tràng

Bữa sáng: trứng gà hấp 1 quả, cháo nếp 1 bát 200ml.

Bữa trưa: cơm (gạo tẻ 200g), rau bắp cải luộc 100g, thịt lợn viên hấp 50g.

Bữa phụ: bánh quy 50g hoặc chè bột sắn.

Bữa tối: cơm (gạo tẻ 200g), đậu xào (đậu quả 100g, thịt 30g, dầu 5g, hành mùi).

Giá trị năng lượng từ 2.100 – 2.400kcal mỗi thực đơn (kcal từ đạm: 12,5% tương đương 60 – 65g; từ chất béo 13,8% (30 – 45g); từ bột đường 73,7% (330 – 380g).

Bên cạnh đó, với những người bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cần chú ý:

Để phòng ngừa có hiệu quả thì hạn chế uống bia rượu và đồ uống có gas; không hút thuốc lá, tránh strees, căng thẳng; hạn chế ăn những thức ăn đường phố, đồ ăn sẵn; uống thuốc nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Hạn chế tối đa việc uống rượu khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Hạn chế tối đa việc uống rượu khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Phát hiện vi khuẩn HP. Chỉ định diệt HP sẽ do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi hiệu quả điều trị, tuyệt đối bạn không nên tự mua thuốc về điều trị, bởi có thể gia tăng tình trạng kháng thuốc của HP. Để phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP từ người này sang người khác không nên dùng chung bát đũa, bát đũa phải được rửa sạch, phơi khô.

Để biết thêm thông tin và được tư vấn trực tiếp về loét dạ dày tá tràng nên ăn gì bạn đọc vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo số điện thoại 0936 388 288 hoặc 1900 558892 để được giải đáp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital