Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý là nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản. Nếu không được loại bỏ đúng cách, sỏi niệu quản có thể gây nên không ít phiền toái ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thậm chí gây nên biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh.
Menu xem nhanh:
Sỏi niệu quản là bệnh lý phổ biến dễ gây biến chứng nghiêm trọng
Ngày nay, tại Việt Nam, theo thống kê từ các trung tâm niệu khoa, bệnh sỏi đường tiết niệu chiếm từ 2/3 đến 3/4 trong các bệnh về đường tiết niệu.
Có khoảng 80% sỏi niệu quản từ trên thận rớt xuống. Một số sỏi niệu quản sinh ra tại chỗ do dị dạng niệu quản như niệu quản phình to, niệu quản tách đôi, niệu quản sau tĩnh mạch chủ… Các yếu tố này dễ làm ứ đọng nước tiểu dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể và kết tụ thành sỏi.
Những hòn sỏi có đường kính nhỏ hơn 5 mm, trơn láng có khả năng tự ra được qua con đường bài tiết nước tiểu. Tuy nhiên, những hòn sỏi có hình dáng sần sùi, gai góc có nhiều khả năng không thoát ra được mà vướng lại trong lòng niệu quản.
Khi sỏi bị vướng lại ở niệu quản sẽ làm tắc đường dẫn nước tiểu từ thận xuống bang quang khiến thận bị ứ nước, gây nhiễm trùng, viêm thận dẫn đến suy giảm chức năng thận, tàn phá các tiểu cầu thận, giãn đài bể thận, thận giãn to và mỏng dần.
Điều trị sỏi niệu quản
Điều trị sỏi đường tiết niệu muốn có hiệu quả thì việc xác định loại sỏi là rất quan trọng.Thông thường khi phát hiện sỏi có kích thước nhỏ, bác sĩ thường chỉ định thực hiện điều trị nội khoa với một số lưu ý như:
- Uống nhiều nước, 2-3 lít mỗi ngày, có thể làm cho sỏi nhỏ thoát ra khi đi tiểu.
- Hạn chế các thức ăn chứa nhiều canxi oxalat như sữa, phô mai, nước chè đặc, ăn ít đạm động vật nếu bị sỏi axít uric.
- Tăng cường hoạt động với mục đích giúp sỏi di chuyển ra ngoài như chơi bóng bàn, đạp xe đạp, nhảy dây…
- Điều trị cơn đau quặn thận bằng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn, thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. Đối với hòn sỏi nhỏ và trơn láng: Nhờ nhu động của niệu quản, hòn sỏi sẽ di chuyển dần để được tống ra ngoài.
- Người bệnh nên tái khám định kỳ thường xuyên để được bác sĩ theo dõi mức độ tiến triển của bệnh, khả năng đào thải sỏi để có hướng điều trị tích cực hơn.
Với trường hợp không đáp ứng điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp ngoại khoa – phẫu thuật lấy sỏi. Các trường hợp được chỉ định phẫu thuật bao gồm:
- Sỏi niệu quản trên thận độc nhất; có sốt, bạch cầu, urê trong máu tăng; đau quặn thận và nôn ói không thuyên giảm khi tiêm thuốc giảm đau.
- Khi nhiễm trùng xảy ra trên một niệu quản bị tắc nghẽn cần phải can thiệp giải quyết càng sớm càng tốt vì khi tắc nghẽn hoàn toàn, chức năng thận bắt đầu suy giảm trong vòng 18 đến 24 giờ.
Khoa Ngoại bệnh viện Thu Cúc với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ trang thiết bị y tế hiện đại đã thực hiện hiệu quả phương pháp phẫu thuật lấy sỏi niệu quản, rút ngắn thời gian hồi phục cho bệnh nhân và được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn.
Với những thông tin trên đây nếu bạn đọc còn băn khoăn cần được giải đáp cụ thể có thể liên hệ bệnh viện Thu Cúc theo số 1900 55 88 92/0936 388 288 để được tư vấn.