Theo Bộ Y tế, đái tháo đường là một trong 3 bệnh lý gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, cùng với tim mạch và ung thư. Tuy nhiên, dù căn bệnh này tác động đến nhiều cơ quan của cơ thể, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thì nhiều người vẫn còn chủ quan.
Menu xem nhanh:
Báo động số ca mắc bệnh đái tháo đường tăng nhanh
Theo số liệu Liên đoàn đái tháo đường Thế giới IDF công bố vào năm 2021, cả thế giới có tới 537 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 783 triệu người vào năm 2045.
Tại Việt Nam, có khoảng gần 5 triệu người đang mắc bệnh đái tháo đường, tương ứng với tỷ lệ cứ 10 người lớn trong độ tuổi 20-79 tuổi có 1 người mắc căn bệnh này; cứ 6 em bé sinh ra sẽ có 1 trẻ bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường trong giai đoạn phát triển thai nhi.
Điều tra quốc gia trên quy mô toàn quốc ở độ tuổi 30-69, năm 2022 khoảng 2,3% mắc đái tháo đường, năm 2012 tỷ lệ này tăng lên 5,4% và kết quả vào năm 2021 tỷ lệ này là 7,1%. Từ đó, có thể thấy rằng tần suất mắc bệnh ở nước ta đang gia tăng với tốc độ nhanh chóng.
Nhiều người bệnh gặp biến chứng nặng do lơ là điều trị
Cũng theo IDF Việt Nam, hầu hết người bệnh mắc đái tháo đường type 2. Trong số đó, chỉ có 1/3 người bệnh được chẩn đoán phát hiện bằng phương pháp dung nạp glucose. Tỉ lệ người bệnh chưa được chẩn đoán trong cộng đồng đang ở mức cao là 62,6%.
Nghiêm trọng hơn, trong gần 5 triệu người mắc bệnh, có hơn 55% bệnh nhân đã có biến chứng. Cụ thể, 34% biến chứng về tim mạch; 39,5% có biến chứng về mắt và thần kinh; 24% đối mặt với biến chứng về thận.
Ghi nhận tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, nhiều người đến khám khi bệnh đã tiến triển nặng, đe dọa tới sức khỏe. Người bệnh N.N.H (55 tuổi) đến TCI khám vì gần đây thường xuyên mệt mỏi, gầy sút cân, làm việc kém hiệu quả. Kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh đã mắc đái tháo đường đúng như bác sĩ nghi ngờ và nghiêm trọng hơn khi bệnh nhân H đã có cả biến chứng thận.
Trường hợp bệnh nhân L.T.H bị đái tháo đường nhiều năm nhưng tự ý bỏ thuốc và đổi liều thuốc, nay thấy nhìn mờ, đau xương khớp, đau tức ngực nên đến TCI thăm khám. Bác sĩ nhận định người bệnh kiểm soát đường huyết kém nên đã xuất hiện biến chứng tim mạch, mắt. Bệnh nhân H được bác sĩ Nội tiết chỉ định tiêm insulin kết hợp uống thuốc viên. Bác sĩ TCI khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị để ngăn ngừa tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
Một trường hợp khác, người bệnh H.V.N mắc đái tháo đường gần 7 năm, đang tiêm insulin nhưng do tiêm sai cách và tự ý chỉnh liều tiêm nên bệnh nhân bị hạ đường huyết đồng thời không đạt được mục tiêu điều trị. Sau khi thăm khám, anh N đã được bác sĩ hướng dẫn cách tiêm đúng và hiệu chỉnh liều insulin.
Chuyên gia Nội tiết tại Thu Cúc TCI cho biết: “Bên cạnh biến chứng võng mạc, người bệnh đái tháo đường có thể đối mặt với biến chứng về thận, tim mạch, thần kinh và một số biến chứng khác như nhiễm toan ceton, rối loạn điện giải, nhiễm trùng da, trầm cảm hoặc sa sút trí tuệ”.
Kiểm soát đường huyết – “chìa khóa vàng” trong điều trị đái tháo đường
Đường huyết tăng cao làm tổn thương các cơ quan đích đồng thời làm giảm tiết insulin, ảnh hưởng tế bào beta tụy. Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng nguyên tắc đúng liều, đúng giờ, đều đặn vô cùng quan trọng để kiểm soát đường huyết hiệu quả, ổn định đường huyết lâu dài để ngăn ngừa tổn thương tế bào beta.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ liều lượng thuốc theo đúng chỉ định, ngay cả khi đường huyết ổn định cũng không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc. Trong trường hợp người bệnh quên uống thuốc khiến đường huyết tăng và đi kèm một số triệu chứng như khát nước, đói quá mức, đi tiểu nhiều, mệt mỏi, li bì, … nên đến cơ sở y tế để thăm khám.
Đáng lưu ý, đái tháo đường là bệnh mạn tính, gây biến chứng nghiêm trọng. Do đó người bệnh cần kiên trì điều trị, đồng thời tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, an toàn. Cần duy trì tập luyện đều đặn như đi bộ, tập thể dục và chơi các môn thể thao vừa sức. Trong chế độ dinh dưỡng, người bệnh nên kiêng ăn đường tự nhiên, tránh các thức ăn quá ngọt, bỏ thuốc lá, kiêng rượu bia, đồ uống có cồn và chất kích thích nói chung.
Cũng theo các bác sĩ Nội tiết, nhiều người còn chủ quan trước các triệu chứng của đái tháo đường hoặc kiêng khem quá mức. Việc ăn kiêng sai cách có thể khiến người bệnh thiếu chất và bệnh tiến triển nặng hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên thăm khám để được điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh. Các bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị cho từng trường hợp và tư vấn chế độ sinh hoạt, tập luyện an toàn.
Infobox: Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là địa chỉ chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh Nội tiết trong đó có đái tháo đường, với đội ngũ chuyên gia giỏi cùng trang thiết bị hiện đại, đồng bộ. Hiện Thu Cúc TCI đang áp dụng Miễn phí khám ban đầu; tặng 20% phí chụp chiếu, xét nghiệm tại cơ sở 32 Đại Từ. Riêng tại 32 Đại Từ tặng thêm 30% phí chụp CT. Liên hệ hotline 0936 388 288 hoặc tổng đài 1900 55 88 92.