Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là một trong những mũi tiêm bắt buộc trong thai kỳ nhằm bảo vệ sức khỏe cho cả bà bầu và thai nhi. Nếu như bạn đang trong thời gian thai kỳ, bạn cần nắm rõ được lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai để không bỏ sót mũi vắc xin quan trọng này.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bệnh uốn ván. Mức độ nguy hiểm của bệnh uốn ván đối với bà bầu
1.1 Bệnh uốn ván – Căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh
Uốn ván là một căn bệnh nguy hiểm mà một khi người bệnh đã mắc sẽ có tỷ lệ tử vong rất cao. Nguyên nhân gây bệnh uốn ván bắt nguồn từ một loại trực khuẩn có tên là Clostridium tetan, loại trực khuẩn này thường sinh sống trong đất, bụi bẩn và các chất thải từ động vật. Trực khuẩn uốn ván ở dạng bào tử thường rất khó để loại bỏ vì chúng có khả năng chịu nhiệt tới trên 100 độ C và kháng lại rất nhiều loại thuốc cũng như hóa chất. Trực khuẩn uốn ván một khi đã xâm nhập được vào cơ thể sẽ tấn công trực diện tới hệ thần kinh trung ương của người bệnh, gây đau đớn bằng những cơn co cứng cơ ở khu vực hàm và cổ, khiến người bệnh bị nghẹt thở và có thể đe dọa tới tính mạng.
Bệnh uốn ván không loại trừ bất kỳ đối tượng nào và độ tuổi nào. Đặc biệt những người có vết thương hở ngoài da, bà bầu đang trong quá trình chuyển dạ, trẻ sơ sinh là những đối tượng có nguy cơ cao mắc uốn ván. Vì vậy, việc tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ được coi như tấm lá chắn để bảo vệ chính bản thân người mẹ lẫn trẻ sơ sinh, các mẹ bầu cần ghi nhớ mốc tiêm vắc xin uốn ván để không bỏ lỡ thời điểm tiêm.
1.2 Lý do phụ nữ mang thai cần tiêm phòng uốn ván
Theo các chuyên gia, việc chích ngừa uốn ván cho các mẹ bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm để tạo kháng thể cho mẹ nhằm phòng ngừa việc truyền nhiễm virus uốn ván trong quá trình mẹ chuyển dạ. Đồng thời, việc chích ngừa uốn ván cho mẹ cũng hỗ trợ giúp trẻ sơ sinh hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng uốn ván dây rốn khi bác sĩ thực hiện công đoạn cắt dây rốn.
Ngoài ra, việc mẹ bầu không được tiêm uốn ván trong giai đoạn thai kỳ cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ. Nếu không may nhiễm virus uốn ván trong thời kỳ mang thai, vi khuẩn uốn ván sẽ theo đường sinh dục xâm nhập vào tử cung và gây uốn ván tử cung.
Vì vậy theo khuyến cáo của WHO, tất cả chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản, kể cả có thai hay không có thai đều cần được chích ngừa vắc xin uốn ván để tạo kháng thể kép bảo vệ cả mẹ và thai nhi trong trường hợp nếu chẳng may bị nhiễm vi khuẩn uốn ván. Ở Việt Nam, phần lớn bà bầu đều chưa từng tiêm vắc xin uốn ván trước đó vì vậy hầu như sẽ không có đề kháng miễn dịch với bệnh. Vì vậy mẹ cần lưu ý nên ghi nhớ lịch chích ngừa vắc xin uốn ván để được hướng dẫn tiêm chủng đủ liều và đúng lịch.
2. Tiêm ngừa vắc xin uốn ván cho bà bầu vào tuần thứ bao nhiêu?
2.1 Lịch tiêm uốn ván cho phụ nữ mang thai lần đầu
Trường hợp mẹ bầu chưa từng được chích ngừa vắc xin uốn ván trước đó hoặc không tiêm đủ các liều vắc xin thì phác đồ tiêm sẽ bao gồm 2 mũi:
– Mũi uốn ván đầu tiên tiêm khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở lên
– Mũi uốn ván thứ 2 tiêm sau mũi đầu ít nhất 1 tháng và tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
2.2 Lịch tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai lần hai
– Nếu khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai dưới 5 năm, và mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván từ lần mang thai đầu thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi uốn ván vào tuần thứ 24.
– Nếu khoảng thời gian giữa 2 lần mang thai là trên 5 năm hoặc mẹ tiêm chưa đủ 2 lần vắc xin uốn ván ở lần mang thai trước thì nên thực hiện tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván.
3. Phản ứng phụ mẹ có thể gặp sau khi tiêm uốn ván
Khi chích ngừa uốn ván, mẹ bầu có thể gặp một số phản ứng giống như khi tiêm các loại vắc xin thông thường. Trong đó, nhiều mẹ sẽ gặp phải phản ứng sốt nhẹ sau tiêm. Đây là biểu hiện hoàn toàn bình thường sau khi tiêm phòng, vì vậy các mẹ cũng không cần quá lo lắng với phản ứng phụ này vì sau khi vắc xin uốn ván được đưa vào cơ thể, hệ thống miễn dịch trong cơ thể mẹ sẽ tự động sản sinh ra các kháng thể nhằm đối phó lại với vi khuẩn uốn ván khi cần thiết.
Đồng thời, một số ít mẹ bầu sẽ gặp phản ứng gây sưng đỏ hoặc dị ứng tại khu vực vết tiêm. Việc này cũng không quá nghiêm trọng, phản ứng này sẽ tự khỏi mà không cần phải sử dụng thuốc hay dùng biện pháp chườm đắp. Ngoài ra chị em nên cân nhắc lựa chọn những địa chỉ tiêm chủng uy tín để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm phòng uốn ván.
4. Phòng Tiêm chủng Thu Cúc TCI – Địa chỉ tiêm chủng uy tín được nhiều mẹ bầu tin cậy
– Khách hàng sẽ được khám sàng lọc miễn phí trước tiêm, được theo dõi các phản ứng trong và sau tiêm chủng tại Phòng tiêm chủng TCI, đặc biệt phòng tiêm chủng kết hợp phòng khám, luôn có đội ngũ ekip cấp cứu sẵn sàng xử trí kịp thời các trường hợp sốc phản vệ sau tiêm.
– Tất cả các loại vắc xin tại TCI đều được nhập khẩu và bảo quản trong hệ thống tủ trữ đông chuyên dụng đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008, đảm bảo vắc xin luôn trong điều kiện chất lượng.
– Đội ngũ chuyên gia tiêm chủng tại TCI đều là những bác sĩ chuyên khoa với bề dày kinh nghiệm và giàu chuyên môn sẽ thăm khám kĩ càng về thể trạng sức khỏe trước tiêm, đồng thời tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm và công dụng, phản ứng sau tiêm của từng loại vắc xin, nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho khách hàng
– Toàn bộ lịch sử tiêm của khách hàng đều sẽ được cập nhật trên phần mềm theo dõi tiêm chủng quốc gia, có tin nhắn nhắc lịch tiêm tự động giúp khách hàng không bỏ sót những mũi tiêm quan trọng
– Ngoài ra tiêm chủng TCI còn xây dựng các gói tiêm đa dạng cho trẻ sơ sinh từ 0 – 24 tháng, thanh thiếu niên, gói vắc xin tiền hôn nhân, vắc xin cho phụ nữ mang thai và người trưởng thành. Đặc biệt, khách hàng sẽ không cần phát sinh thêm chi phí đặt giữ thuốc nhưng TCI vẫn đảm bảo cung cấp đủ thuốc và đúng lịch tiêm.
Để biết thêm thông tin chi tiết về các mũi vắc xin, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua tổng đài của TCI để được tư vấn và giải đáp!