Làm sạch mảng bám trên răng có thể hiệu quả ngay từ những hành đồng thường ngày của chúng ta. Thêm nữa, việc làm sạch mảng bám là điều kiện cần thiết để tránh hiện tượng hình thành cao răng, khó làm sạch hơn cùng những biến chứng như tụt lợi, viêm nha chu,… Chính vì thế, đừng quên cập nhật và thực hiện ngay các cách trong bài viết dưới đây để an tâm làm sạch các mảng bám trên răng nhiều nguy cơ biến chứng này.
Menu xem nhanh:
1. Một số vấn đề về mảng bám
1.1. Sự hình thành mảng bám răng
Mảng bám răng giống như lớp màng mỏng không rõ màu bao bọc ngoài răng, được hình thành do những vết bẩn bám trên răng (do vi khuẩn, nước bọt và cặn thức ăn kết hợp) không được làm sạch. Các mảng bám trên răng tập trung nhiều nhất ở những khu vực khó vệ sinh như giữ các chân răng và nướu cùng mặt trong của răng. Mảng bám càng nhiều, càng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh, đồng thời khó làm sạch hơn và nguy cơ hình thành cao răng không thể loại bỏ bằng việc tự vệ sinh tại nhà được.
Việc hình thành mảng bám xuất phát từ những nguyên nhân trực tiếp như:
– Vệ sinh sai cách: Việc lười vệ sinh răng miệng; vệ sinh bằng bàn chải và kem đánh răng không phù hợp; phối hợp vệ sinh và ăn uống sai thời điểm; vệ sinh không kỹ; đánh răng quá ít hoặc quá nhiều lần trong ngày;… Tất cả những điều này đều có thể là nguyên nhân khiến răng dễ xuất hiện tình trạng mảng bám và các nguy cơ bệnh lý răng miệng.
– Thiếu lành mạnh trong chế độ ăn uống hằng ngày: Việc lạm dụng các đồ ăn nhanh, nước có ga, đồ cay nóng hay quá lạnh đều khiến răng dễ bị tổn thương và dễ hình thành các mảng bám nhiều hơn.
– Thói quen xấu: Không chỉ trong vấn đề vệ sinh răng miệng mà nhiều thói quen khác có thể là tiền đề để việc hình thành mảng bám răng dễ dàng hơn. Những thói quen có thể kể đến như: thói quen ngậm khi ăn, ăn trước khi đi ngủ, thường xuyên sử dụng thuốc lá, thuốc lào,…
1.2. Một số nguy cơ từ vấn đề mảng bám trên răng
Mảng bám trên răng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề răng miệng, khiến việc hình thành viêm nhiễm dễ dàng hơn, ngoài ra có thể gây biến chứng xa làm tổn thương răng, hỏng răng,… Nhưng trước hết, mảng bám răng có thể hình thành cao răng sau khoảng 1 tuần nếu không được xử lý đúng cách.
Một số vấn đề từ mảng bám mà chúng ta cần đề phòng sớm là:
– Sâu răng: Tổ hợp vi khuẩn trong mảng bám có thể phá hủy lớp men răng và hình thành nên các lỗ sâu răng.
– Hình thành cao răng: Như đã nói trên. mảng bám không giải quyết sớm sẽ gây nên hiện tượng cao răng. gây mất thẩm mỹ với việc răng đổi màu, dễ có hiện tượng hôi miệng, chảy máu chân răng. tụt nướu lợi và nhiều bệnh viêm nhiễm.
– Nguy cơ mất răng: Mảng bám chân răng cứng hình thành cao răng và có thể dẫn đến các hiện tượng như viêm, nhiễm trùng nướu, gây ê buốt khó chịu và dễ dàng hình thành viêm nha chu với nguy cơ khiến nướu lợi yếu dần, không còn khả năng nâng đỡ và cố định chân răng.
– Ảnh hưởng miễn dịch: Sức khỏe răng miệng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hệ đề kháng cơ thể. Mảng bám răng cũng có thể là nguyên nhân phát khởi cho tình trạng viêm nhiễm đến các bộ phận lân cận, gây viêm họng, viêm amidan, viêm mũi xoang,….
2. Các cách làm sạch mảng bám ở trên răng
2.1. Vệ sinh răng miệng
Thói quen chăm sóc răng miệng rất quan trọng bởi đây là điều cần tuân thủ khi ngăn ngừa mảng bám. Cần vệ sinh răng miệng sáng và tối bằng bàn chải và kem đánh răng. Khi đánh răng, nên cầm bàn chải theo góc 45 độ so với răng lợi và chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn nhẹ nhàng, không quá dùng sức bì dễ làm hại men răng cũng như lợi. Sau khi đánh răng, cần bổ sung việc vệ sinh lưỡi và dùng nước súc miệng để làm sạch cả phần họng cũng như các ngóc ngách mà bàn chải không chạm đến được. Bên cạnh đó, đừng quên dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn tại kẽ răng hiệu quả.
Để làm sạch mảng bám trên răng, cần chú ý ngay từ khâu lựa chọn bàn chải đánh răng. Hãy chọn cho mình loại bàn chải lông mềm để có thể vệ sinh tốt các vị trí khó nhìn, đồng thời không gây tổn thương nướu lợi. Trong vấn đề chọn loại bàn chải, nhiều người cho rằng, việc dùng bàn chải máy sẽ làm sạch hiệu quả hơn. Tuy nhiên, điều này không hẳn đúng khi vệ sinh răng miệng. Có chăng, nhiều người thường đánh răng thường xuyên và lâu hơn khi dùng bàn chải máy, thế nên việc đầu tư một chiếc bàn chải điện cũng khá hữu ích với nhiều người.
Bàn chải đánh răng cũng cần định kỳ thay 3 tháng 1 lần. Hoặc, khi bàn chải có dấu hiệu mòn, hỏng cũng cần được thay gấp. Bạn cũng đừng quên chọn các loại kem đánh răng có chứa Flour để ngừa sâu răng và loại bỏ mảng bám hiệu quả.
2.2. Với vấn đề ăn uống
– Sau ăn uống, nên chờ khoảng 30 phút và vệ sinh răng miệng với chỉ nha khoa cùng nước súc miệng.
– Thức ăn chứa đường và tinh bột là nguồn dinh dưỡng cho vi khuẩn trên các mảng bám. Khi chúng ta ăn các loại thức ăn này, vi khuẩn sẽ tiết ra axit gây sâu răng. Do đó, hãy hạn chế ăn các thực phẩm chế biến.
– Nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi, các vitamin A, B, C, D, K và giàu chất xơ. Điều này rất tốt cho răng và làm sạch răng.
2.3. Chăm sóc răng miệng của bạn phù hợp và đúng cách
– Khám sức khỏe răng miệng định kỳ để kiểm soát các vấn đề răng miệng.
– Làm sạch chuyên sâu định kỳ tại nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để được làm sạch đúng cách và loại bỏ hết mảng bám cũng như tình trạng cao răng nếu có.
– Phòng và điều trị các bệnh lý răng miệng ngay từ sớm để bảo vệ tối đa răng miệng.
– Không sử dụng các chất có cồn, có ga hay các đồ ăn nhanh.
Như vậy, cách làm sạch mảng bám trên răng không hề khó. Hãy chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng điều độ, làm sạch mọi ngóc ngách bằng các phương thức phù hợp, hết hợp với vấn đề ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, hãy chú ý thói quen ăn uống của minh, hạn chế các đồ ăn nha hay các chất kích thích. Và đừng quên, thăm khám nha khoa định kỳ sẽ giúp bạn theo dõi, kiểm soát sức khỏe răng miệng.