Triglyceride tích tụ quá nhiều trong máu chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường,..và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Vậy cần làm gì khi chỉ số triglyceride tăng cao?
Menu xem nhanh:
Chỉ số Triglyceride như thế nào?
Triglyceride là dạng chất béo chiếm 95% trong số các chất béo hàng ngày được tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Đây cũng là thành phần chủ yếu trong dầu thực vật và các loại mỡ động vật. Sau khi tiêu hóa, chất triglyceride được cơ thể dùng dưới dạng năng lượng tế bào di chuyển trong các mạch máu. Triglyceride tích tụ quá nhiều trong máu chính là nguyên nhân dẫn đến các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường,..và nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Làm gì khi chỉ số Triglyceride cao?
Triglyceride cao không phải do chất béo dư thừa từ bên ngoài đưa vào cơ thể mà còn do một phần từ lá gan tổng hợp và đào thải ra khỏi cơ thể. Triglyceride tăng cũng là một dấu hiệu cảnh báo lá gan đã mệt vì đào thải quá nhiều chất béo dư thừa trong cơ thể.
Nhiều người có thói quen nhịn ăn để giảm cân. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, nhịn ăn là một phương pháp sai lầm vì nó có thể khiến cơ thể mệt mỏi, suy yếu vì thiếu chất dinh dưỡng đồng thời còn khiến Triglyceride trong máu tăng cao hơn. Chính vì thế, với người béo phì thừa cân, muốn giảm cân cần chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng thật khoa học, giảm cân đúng cách, kèm theo việc kiểm soát bệnh lý về gan nhiễm mỡ, tiểu đường và tuyến giáp một cách chặt chẽ.
Người bị Triglyceride cao nên hạn chế dung nạp chất béo vào trong cơ thể; ăn ít chất béo, hạn chế thức ăn chiên xào, quay… các loại hải sản như tôm, cua, hàu cũng cần hạn chế; ăn trứng thì chỉ nên ăn lòng trắng, không nên ăn nội tạng động vật; kiêng ăn những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp
Bên cạnh đó, tốt nhất nên sử dụng nhiều rau xanh đặc biệt là những loại rau như bắp cải, hẹ, súp lơ, cà chua… hay hoa quả như táo, bưởi, cam, quýt…. Đặc biệt, bệnh nhân nên ăn nhiều cá bởi cá đặc biệt tốt với những người bị béo phì, gan nhiễm mỡ, …
Vận động thể dục thể thao thường xuyên luôn được các chuyên gia khuyến cáo mọi người thực hiện. Vì không chỉ làm tăng cường sức khỏe, vận động thể dục còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như mỡ máu, gan nhiễm mỡ, tim mạch,… làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống chọi nhiều bệnh tật.
Thăm khám định kỳ thường xuyên 1-2 lần 1 năm là vấn đề cần được thực hiện đều đặn. Nhất là các bệnh lý về mỡ máu thường khó phát hiện và âm thầm gây biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe vì vậy việc thăm khám định kỳ giúp tầm soát và ngăn chặn các bệnh lý kịp thời.
Liên hệ 1900 55 88 92 để được tư vấn hỗ trợ điều trị hiệu quả.