Điều trị tủy răng là phương pháp gần như thiết yếu khi điều trị sâu răng nặng ăn vào tủy. Phương pháp này không chỉ giúp người bệnh hết đau đớn mà còn có mục đích ngăn sâu răng và viêm nhiễm tiến triển nặng hơn, bảo tồn mô răng còn lại tối đa. Để thực hiện được kỹ thuật điều trị tủy răng chính xác và không để lại biến chứng đòi hỏi người nha sĩ cũng phải có chuyên môn tốt và tay nghề vững vàng.
Menu xem nhanh:
1. Tại sao cần chữa tủy răng khi bị sâu nặng?
Tủy răng là một tổ chức nằm giữa răng gồm nhiều mạch máu nhỏ và dây thần kinh có nhiệm vụ “nuôi” răng và tạo cảm giác tại răng khi ăn nhai. Vì nằm trong sự bao bọc của ngà răng và men răng nên khu vực này ít bị tấn công bởi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên vì nhiều lý do răng có thể bị nứt vỡ hoặc sâu răng, mở ra con đường cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào trong tủy, gây nhiễm khuẩn dẫn đến bệnh viêm tủy.
Viêm nhiễm là phản ứng cơ bản của cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh trong tủy răng. Tùy vào mức độ bmà bệnh nhân có những triệu chứng như đau răng, lung lay răng, chảy máu nướu,…
Nếu người bệnh viêm tủy răng nhẹ, hầu hết bác sĩ đều chỉ định điều trị bằng thuốc và chăm sóc tại nhà, giúp thúc đẩy quá trình tự làm lành cũng như tái khoáng của răng. Tuy nhiên, với trường hợp răng sâu nặng, ăn hết vào tủy răng, đồng thời lỗ sâu và khu vực viêm tại tủy ảnh hưởng rộng thì bắt buộc phải điều trị tủy răng càng sớm càng tốt. Điều này giúp vi khuẩn từ tủy răng hoại tử không lan rộng ra các răng bên cạnh và khu vực xung quanh, giảm tình trạng đau buốt, nhức nhối khó chịu.
Viêm tủy răng là bệnh không có khả năng tự phục hồi, vì thế người bệnh cần điều trị sớm, không nên chủ quan tựu điều trị tại nhà để bệnh tiến triển gây nên những biến chứng nặng nề cho sức khỏe của cả răng miệng.
2. Quy trình và kỹ thuật điều trị tủy răng tại TCI
Đối với những bệnh nhân đã được xác định cần phải điều trị tủy răng, cần lựa chọn cho mình cơ sở uy tín với bác sĩ có chuyên môn và tay nghề. Điều trị tủy là một quy trình cần được thăm khám và thực hiện cẩn thận để tránh gây nên biến chứng, sang chấn sau điều trị khiến tình trạng viêm nhiễm tại răng nặng nề hơn, đôi khi còn có thể dẫn đến nguy cơ phải nhổ bỏ răng để ngăn nhiễm khuẩn lan rộng.
2.1 Mục đích khi thực hiện kỹ thuật điều trị tủy răng
Với tủy răng bị viêm, tình trạng càng kéo dài thì các triệu chứng sưng đau, nhức buốt càng nghiêm trọng, thậm chí còn gây viêm và hoại tử lan sang các khu vực răng khác hoặc kỹ thuật điều trị tủy răng cũng không thể chữa được mà phải nhổ bỏ răng.
Vì vậy khi có những triệu chứng đau nhức, hoặc bác sĩ đã xác nhận viêm tủy răng, bệnh nhân cần sớm tới nha sĩ để được điều trị. Hầu hết ở các trường hợp viêm tủy, nha sĩ thường chỉ định điều trị diệt tủy răng càng sớm càng tốt, những phần tủy răng bị viêm, hoại tử sẽ được loại bỏ hoàn toàn khỏi ống tủy. Sau đó nha sĩ sẽ vệ sinh và trám bít ống tủy lại, tránh viêm nhiễm tái phát.
Mục đích khi thực hiện kỹ thuật điều trị tủy răng mà nha sĩ hướng tới là:
– Điều trị dứt điểm tình trạng đau răng do viêm tủy và sâu răng tại vị trí răng bệnh.
– Điều trị nhiễm trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng tái phát, lây lan.
– Bảo tồn răng gốc của người bệnh ở mức tối đa có thể khỏi sự ăn mòn của sâu răng.
– Bước đầu trước khi làm răng giả đối với răng sâu nhiều, vỡ mảnh to, với mcuj đích phục hình răng thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai.
2.2 Quy trình thực hiện kỹ thuật điều trị tủy răng
– Bước 1: Thăm khám và kiểm tra tình trạng răng bệnh
Trước khi điều trị tủy, nha sĩ sẽ yêu cầu người bệnh chụp X-quang răng để xác định được mức độ viêm, vị trí viêm của răng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
– Bước 2: Gây tê tại chỗ
Quy trình gây tê được thực hiện nhằm đảm bảo người bệnh không cảm thấy đau và dễ chịu nhất khi điều trị. Những trường hợp răng của bạn không đau do tủy đã chết lâu ngày hoặc răng không còn cảm giác thì sẽ không cần thiết phải gây tê.
– Bước 3: Cách ly răng
Răng sẽ được cách ly tuyệt đối để đảm bảo cho răng được vô trùng trong lúc thực hiện diệt tủy, đồng thời để tránh rơi rớt thuốc và gây nhiễm khuẩn tới các bộ phận khác trong khoang miệng.
– Bước 4: Loại bỏ tủy viêm
Nha sĩ sẽ dùng các dụng cụ phù hợp để mở 1 đường vào buồng tủy và loại bỏ hết mọi mô tủy. Sau đó ống tủy sẽ được làm sạch và tạo hình lại.
– Bước 5: Trám bít ống tủy
Sau khi hệ thống ống tủy đã được làm sạch hoàn toàn và tạo hình lại, nha sĩ sẽ tiến hành trám bít kín bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Lúc này bệnh nhân có thể lựa chọn chụp mão sứ hoặc hàn lại bằng chất hàn chuyên dụng để khôi phục chức năng ăn nhai cho răng.
3. Nên làm gì để chăm sóc răng sau điều trị tủy?
Sau khi thực hiện điều trị tủy răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cách chăm sóc đúng cách để răng mau chóng phục hồi và giữ độ bền dài lâu:
– Theo dõi cơn đau: Sau khi điều trị tủy, cảm giác khó chịu tại răng là điều không tránh khỏi, nhưng nếu cơn đau kéo dài, cần liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra.
– Hạn chế nhai, cắn ngay sau điều trị: Trong vòng vài giờ sau khi điều trị tủy, người bệnh cần hạn chế ăn uống, cắn, nhai tại vị trí này để chất hàn không bị bong.
– Lựa chọn thức ăn phù hợp: Răng sau điều trị tủy còn rất nhạy cảm nên cần ăn thức ăn mềm, cắt thành những miếng nhỏ để tránh tạo áp lực cho răng khi nhai.
– Sử dụng thuốc giảm đau, tiêu viêm theo đơn của nha sĩ.
– Giữ vệ sinh răng mới điều trị cẩn thận và nhẹ nhàng khi chải răng, kết hợp sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn được kê đơn nếu có
– Tái khám ngay nếu phát hiện chất hàn bị bong hay vỡ.
– Tái khám định kỳ để kiểm soát sức khỏe răng cũng như phát hiện vấn đề sớm nếu có.
Điều trị tủy răng càng sớm càng tốt luôn là khuyến cáo chung của các bác sĩ nha khoa dành cho tất cả mọi người khi tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương. Ngay khi cảm thấy răng có những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên đi khám và điều trị sớm để bảo vệ tối đa sức khỏe răng miệng của bản thân.