Bệnh trĩ phổ biến trong dân gian nên các cách điều trị theo dân gian thường khá đa dạng, phần nhiều trong số đó bắt nguồn từ các loại lá, cây cỏ,… Trong đó, rau muống được nhiều người nhắc tới như một loại rau có tác dụng nhất định với bệnh trĩ. Bài viết này cùng bạn kiểm chứng tác dụng của rau muống với bệnh trĩ.
Menu xem nhanh:
1. Rau muống và những đặc tính tiêu biểu
Rau muống là loại rau rất phổ biến ở Việt Nam, được chế biến thành các món ăn trong các bữa ăn hàng ngày. Đây là loại cây thân bò, có thể mọc cả ở dưới nước lẫn trên cạn. Thân cây rỗng, không có lông, lá có hình ba cạnh đầu hơi nhọn.
Theo y học cổ truyền, rau muống có rất nhiều đặc tính tốt cho sức khỏe con người. Rau muống có tính mát, vị hơi ngọt, có tác dụng thanh nhiệt và giải độc rất tốt. Ngoài ra, rau muống còn có tác dụng đẩy mạnh nhu động ruột, tránh táo bón, giúp thông tiểu.
Theo y học hiện đại, các chuyên gia chứng minh được trong rau muống, cứ mỗi 100g lại có 72,8g nước, 2,7g protein, 85 mg canxi, một số hoạt chất khác có lợi cho cơ thể con người như caroten, phốt pho, sắt, vitamin,…
2. Có thể dùng rau muống chữa bệnh trĩ được hay không?
2.1. Kiểm chứng tác dụng của rau muống với bệnh trĩ
Rau muống có đặc tính mát, chứa rất nhiều chất xơ, nên chúng được coi là một trong các loại thực phẩm mà bệnh nhân trĩ có thể sử dụng để cải thiện tình trạng táo bón, giúp cho việc đi vệ sinh nhẹ nhàng và thuận tiện hơn. Ngoài ra, rau muống chứa chất kháng khuẩn, cũng như các vi chất có thể hỗ trợ sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, việc sử dụng rau muống cho người bệnh trĩ cần lưu ý những vấn đề như sau:
– Bệnh nhân chỉ nên sử dụng rau muống theo đường ăn, tức là coi chúng như một thực phẩm mang tính hỗ trợ nhuận tràng, cải thiện bệnh trĩ. Các bài thuốc dân gian khác như đắp rau muống, uống nước rau muống tươi,.. không phải là cách làm an toàn mà các chuyên gia khuyến cáo. Những phương pháp này ẩn chứa những rủi ro về vấn đề vệ sinh, bệnh nhân rất dễ nhiễm khuẩn thậm chí dẫn đến hoại tử. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thực phẩm hỗ trợ nào.
– Ngoài ra, những tác động của rau muống thường rất chậm bởi đặc tính của chúng là một loại thực phẩm, không phải là một loại thuốc. Bệnh nhân trĩ nếu không thăm khám mà chỉ tự ý sử dụng các mẹo truyền miệng dân gian chưa kiểm chứng, sẽ đối mặt với những nguy cơ: Bệnh không khỏi, nặng lên, bỏ qua mất khoảng thời gian vàng cho điều trị chuyên khoa,..
Do vậy, hoàn toàn không nên coi rau muống là thuốc chữa bệnh trĩ.
2.2. Điều trị chuyên khoa bệnh trĩ – Cách điều trị bệnh trĩ tối ưu
Bởi tình trạng bệnh của mỗi người là khác nhau, không thể áp dụng chung một bài thuốc, một mẹo truyền tai nhau để điều trị. Thay vì sử dụng rau muống hay bất kỳ thảo dược nào khác chưa được kiểm chứng, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để thăm khám, chẩn đoán và được chỉ định điều trị đúng hướng.
Các bác sĩ không chỉ xác định trúng bệnh, cấp độ ra sao mà còn đưa ra những phác đồ điều trị hiệu quả cho từng trường hợp, những kỹ thuật tối ưu để loại bỏ búi trĩ và giảm khả năng tái phát.
3. Những phương pháp điều trị chuyên khoa hiệu quả hiện nay
3.1. Điều trị nội khoa điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn bệnh nhẹ
Bệnh trĩ khi còn nhẹ, thường ở cấp độ 1 hoặc một số trường hợp ở cấp độ 2, có thể điều trị khá đơn giản và nhanh chóng bằng cách sử dụng các loại thuốc phù hợp được bác sĩ chỉ định. Các loại thuốc này thường được các bác sĩ chia ra thành các nhóm thuốc với các nhóm mục tiêu riêng trong điều trị bệnh như sau:
– Nhóm thuốc có tác dụng giúp bệnh nhân giảm đau, giảm triệu chứng do bệnh trĩ đem lại
– Nhóm thuốc hỗ trợ nhuận tràng, giúp bệnh nhân dễ đại tiện hơn, hạn chế tình trạng đau đớn khi rặn đại tiện
– Nhóm thuốc hỗ trợ tăng độ bền cho tĩnh mạch hậu môn, làm giảm tình trạng sa búi trĩ.
Cấp độ này được coi là giai đoạn “vàng” – cực kỳ lý tưởng cho việc điều trị chuyên khoa bằng các loại thuốc. Bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà bằng các bài thuốc truyền miệng để rồi bỏ qua giai đoạn điều trị lý tưởng này.
3.2. Điều trị ngoại khoa khi bệnh bước sang giai đoạn nặng
Khi bệnh trĩ bước sang giai đoạn tiến triển như độ 2, độ 3 hoặc khi bệnh đã nặng như độ 4, các bác sĩ sẽ tiến hành can thiệp bằng các biện pháp như phẫu thuật, thủ thuật để loại bỏ búi trĩ triệt để. Hiện nay, những phương pháp can thiệp rất tiêu biểu và đặc biệt hiệu quả có thể kể đến như:
Mổ trĩ không dao kéo bằng công nghệ Laser Diode
Không sử dụng dao kéo để cắt búi trĩ mà sử dụng năng lượng Laser để làm xẹp búi trĩ và triệt mạch máu nuôi trĩ. Phương pháp này cực hiệu quả cho bệnh trĩ ở giai đoạn 2,3, đặc biệt không đau, không chảy máu, phục hồi chỉ sau 1 ngày. Đây là một công nghệ mới và tân tiến, yêu cầu kỹ thuật cao từ bác sĩ.
Mổ trĩ bằng súng Longo
Phương pháp ít xâm lấn giúp loại bỏ trĩ ít đau, ít chảy máu hơn so với phương pháp truyền thống. Các bác sĩ sẽ sử dụng súng Longo để tiến hành xử gọn búi trĩ. Đây cũng là phương pháp phổ biến và đem lại hiệu quả cao.
Mổ trĩ kinh điển Milligan Morgan – Ferguson
Phương pháp truyền thống cắt trĩ đơn lẻ theo từng búi, mặc dù có nhược điểm là đau hơn so với hai phương pháp mới trên nhưng lại rất hiệu quả và đặc biệt triệt để, đặc biệt là đối với các búi trĩ nặng.
Ngoài ra, một số thủ thuật khác như khâu treo, thắt mạch trĩ,.. cũng được áp dụng để loại bỏ trĩ.
Trên đây là những thông tin giúp bạn kiểm chứng các tác dụng của rau muống với bệnh trĩ, cũng như giải đáp có nên sử dụng chúng thay thế thăm khám chuyên khoa hay không. Ngay khi có bất kì biểu hiện nào của bệnh trĩ, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị hiệu quả.