HPV là mầm mống gây nên nhiều bệnh lý sinh dục như viêm nhiễm phụ khoa, mụn cóc hay nguy hiểm hơn là ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng,… Để phòng ngừa việc lây nhiễm HPV thì cách đơn giản và an toàn được khuyến cáo chính là tiêm ngừa HPV từ sớm. Tuy nhiên để vắc xin hoạt động hiệu quả, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên tiêm chủng trong độ tuổi quy định. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ độ tuổi tiêm ngừa HPV phù hợp dành cho nữ giới nhé!
Menu xem nhanh:
1. Lý giải cho câu hỏi: Tại sao cần tiêm ngừa HPV càng sớm càng tốt?
1.1. Nguyên lý lây truyền của virus HPV?
HPV là loại virus lây nhiễm qua đường tình dục, cụ thể:
– Virus HPV lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục
– Ngoài ra, HPV còn có thể lây truyền không qua đường tình dục như dùng chung đồ lót, dụng cụ cắt móng tay,…có thể lây truyền từ mẹ qua con trong quá trình sinh đẻ.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế, HPV là nguyên nhân gây nên nhiều bệnh lý tại vùng sinh dục như viêm nhiễm, mụn cóc sinh dục,… Trong đó bao gồm cả các bệnh lý nguy hiểm như ung thư ở cả nam và nữ là:
– Ung thư cổ tử cung – “cơn ác mộng” của nhiều chị em phụ nữ.
– Các bệnh ung thư ở nam giới như ung thư hầu họng, ung thư dương vật, ung thư hậu môn,…
1.2. Công dụng mà vắc xin phòng HPV mang lại
Các chuyên gia y tế luôn khuyến cáo mọi người nên tiêm vắc xin phòng HPV để ngăn ngừa các bệnh do HPV gây ra như viêm nhiễm, mụn cóc sinh dục và làm giảm nguy cơ mắc các loại ung thư kể trên. Tiêm phòng HPV chính là cách đơn giản, hiệu quả và dễ thực hiện giúp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV.
Vắc xin HPV hiện nay đã và đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được chứng minh tính an toàn và hiệu quả bảo vệ cơ thể bền vững tới 30 năm.
2. Độ tuổi tiêm ngừa HPV đạt hiệu quả tốt nhất cho nữ giới
2.1. Độ tuổi tiêm ngừa HPV phù hợp dành cho nữ giới
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, mọi người cần tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt trong độ tuổi 9 đến 45 tuổi. Trong đó giai đoạn từ 9 đến 14 tuổi là “tuổi vàng” để có đáp ứng miễn dịch bảo vệ cao và hiệu quả kháng thể mạnh nhất.
Việc tiêm phòng HPV nên được thực hiện sớm bởi vì:
– Xu hướng quan hệ tình dục đang diễn ra sớm hơn làm tăng nguy cơ nhiễm HPV. Tiêm vắc xin phòng HPV trước khi bắt đầu quan hệ tình dục sẽ đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa.
– Dù chưa quan hệ tình dục, nhưng chúng ta vẫn có thể nhiễm HPV thông qua những sinh hoạt hằng ngày như dùng chung đồ lót, dụng cụ cắt móng tay, da tay,… Vậy nên việc tiêm phòng từ sớm sẽ giúp ngăn ngừa lây nhiễm HPV từ môi trường.
Virus HPV có nhiều chủng loại khác nhau và khả năng tái nhiễm rất cao. Nếu đã từng nhiễm một tuýp HPV nào trước đây, mọi người vẫn nên tiêm vắc xin để bảo vệ trước những chủng virus HPV còn lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể sau khi bị nhiễm HPV không đủ để phòng tránh nguy cơ tái nhiễm, tuy nhiên vắc xin lại có thể làm được điều này.
2.2. Nếu nằm ngoài độ tuổi tiêm ngừa HPV thì việc tiêm vắc xin có còn hiệu quả?
Nếu nằm ngoài độ tuổi khuyến cáo, chị em vẫn có thể tiêm phòng HPV. Tuy nhiên, hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao như ở độ tuổi khuyến cáo. Bởi vì khi bước qua ngưỡng tuổi trên thì nhiều người đã tiếp xúc với các chủng virus HPV khác nhau và khiến cho hiệu quả phòng ngừa của vắc xin không còn nguyên vẹn như trước.
Trong trường hợp vượt quá ngưỡng tuổi tiêm phòng HPV trong quy định, mọi người vẫn có thể thăm khám phụ khoa định kỳ và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để nhận được tư vấn tiêm phù hợp của bác sĩ tùy theo thể trạng mỗi người. Ngoài ra, mọi người nên giữ lối sống và sinh hoạt tình dục lành mạnh, vệ sinh sạch sẽ.
3. Những lưu ý khác khi tiêm vắc xin ngừa virus HPV
Ngoài độ tuổi tiêm vắc xin ngừa HPV, mọi người cũng cần lưu ý một số điều sau trước khi quyết định tiêm phòng loại vắc xin này:
– Không cần thực hiện xét nghiệm HPV trước khi tiêm vắc xin. Nếu người tiêm nằm trong độ tuổi chỉ định tiêm của vắc xin và đảm bảo các điều kiện tiêm chủng như không mang thai, không dị ứng với thành phần nào của vắc xin, không mắc các bệnh cấp tính… sẽ được chỉ định tiêm vắc xin này.
– Theo phác đồ tiêm vắc xin phòng HPV hiện nay của bác sĩ vẫn là 3 mũi tiêm, không phải tiêm mũi nhắc lại.
– Mặc dù vắc xin phòng HPV có chứa protein của virus, tuy nhiên sẽ không có khả năng gây nhiễm bệnh và không có khả năng gây ung thư cũng như gây phát dục sớm ở trẻ nhỏ.
– Cần lưu ý khi tiêm vắc xin phòng HPV không có nghĩa sẽ phòng hoàn toàn 100% các bệnh do virus HPV gây ra. Việc tiêm vắc xin HPV hiện nay sẽ giúp người bệnh phòng ngừa các chủng đã được ghi rõ trong hướng dẫn của vắc xin. Ngoài ra, việc tiêm phòng HPV không mang ý nghĩa thay thế cho việc sàng lọc và tầm soát ung thư cổ tử cung thường quy. Sau khi đã thực hiện tiêm phòng, mọi người vẫn được khuyến khích làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung để tầm soát bệnh.
– Sẽ có một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi tiêm vắc xin phòng HPV như sưng đỏ, ngứa ở vết tiêm, đôi khi là sốt. Tuy nhiên không nên quá hoảng loạn ma hãy thông báo cho bác sĩ nhận thấy các triệu chứng kể trên.
Việc tiêm phòng HPV là điều cần thiết và người tiêm nên nắm rõ những lưu ý để quá trình tiêm đảm bảo an toàn và hiệu quả.