Khám và điều trị viêm loét đại trực tràng chảy máu

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ 

Chu Xuân Hưng

Bác sĩ Tiêu hóa - Nội soi

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu là tình trạng viêm loét và xuất huyết tại niêm mạc trực tràng hoặc toàn bộ đại tràng. Nếu bệnh không được điều trị, can thiệp kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

1. Viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì?

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có thể tự miễn và có tính chất mãn tính. Bệnh có đặc điểm đặc trưng là xuất hiện của các vết loét ở lớp niêm mạc trực tràng. Chúng có khả năng lan tỏa đến đại tràng trái, phải hoặc toàn bộ ruột già. Ngoài ra nó còn kèm theo hiện tượng xuất huyết nhẹ hoặc nặng trong đại trực tràng. Tình trạng này diễn ra tùy theo mức độ tổn thương.

Các bệnh nhân viêm loét đại trực tràng dẫn đến chảy máu thường phổ biến ở khu vực châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Nhưng trong những năm gần đây, người dân đang sinh sống tại khu vực châu Á có xu hướng bị bệnh này nhiều hơn. Độ tuổi từ 15-30 và 60-70 cả nam lẫn nữ đều có tỷ lệ mắc bệnh cao.

2. Nguyên nhân dẫn tới viêm loét đại trực tràng chảy máu

Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa thể khẳng định được nguyên nhân chính xác dẫn đến viêm loét đại trực tràng chảy máu là gì. Tuy nhiên, đã có một số bằng chứng chỉ ra sự khởi phát của bệnh có liên quan đến yếu tố tự miễn. Có nghĩa nó có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng mạnh và tấn công nhầm vào các tế bào bình thường trong ruột già.

Các chuyên gia còn chỉ ra một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu như:

– Bị nhiễm trùng

– Thường sử dụng nguồn thực phẩm, thức ăn kém vệ sinh

– Thường sử dụng thuốc kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột

– Stress, căng thẳng quá mức

– Táo bón

– Bệnh nhân có tiền sử các bệnh lý tự miễn

– Khi tiến hành xạ trị chữa ung thư ở các cơ quan trong vùng bụng. Từ đó làm tổn thương đến đại trực tràng.

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có liên quan đến yếu tố tự miễn của cơ thể

Viêm loét đại trực tràng chảy máu có liên quan đến yếu tố tự miễn của cơ thể

3. Triệu chứng viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh thường bắt đầu phát ở trực tràng. Các vết tổn thương sẽ lan dần vào trong gây tác động không tốt cho đại tràng trái, phải. Cuối cùng sẽ lan rộng ra toàn bộ đại tràng. Một số trường hợp, vết loét còn có thể lan rộng gây tổn thương đến cả đoạn cuối của ruột non.

Các dấu hiệu người bệnh có thể gặp khi mắc căn bệnh này như:

Đau bụng tập trung ở vùng bụng dưới rốn, hoặc mạn sườn và hai bên hố chậu. Các cơn đau quặn từng cơn, đau âm ỉ đến dữ dội

– Đầy bụng, khó tiêu và chướng hơi

– Táo bón, phân lỏng nhiều lần trong ngày và rối loạn đại tiện

– Đi ngoài có chất nhày và máu. Màu máu là đỏ tươi hoặc đỏ sẫm

– Bệnh nhân có thể bị sốt hoặc có biến chứng

– Chán ăn, mệt mỏi, dẫn tới giảm cân không rõ lý do

– Xuất hiện tình trạng thiếu máu

– Một số bệnh nhân sẽ có hiện tượng bị đau khớp hoặc xuất hiện các triệu chứng khác ngoài đường tiêu hóa. Điển hình như như viêm màng bồ đào hoặc viêm xơ hóa ống mật.

4. Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng chảy máu

4.1. Chẩn đoán lâm sàng

Đối với bệnh nhân bị viêm đại trực tràng chảy máu, các bác sĩ thường dựa vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh ban đầu. Các tình trạng đau bụng, đại điện phân có nhầy máu sẽ được lưu ý hơn và là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Đôi khi, còn xuất hiện các triệu chứng sốt, và cảm giác mệt mỏi do protein máu giảm.

Bệnh nhân thường đại tiện có máu hơn 6 lần 1 ngày khi bệnh trở nặng hơn. Hiện tượng này thường diễn ra nhiều hơn vào ban đêm. Còn kèm theo các hiện tượng khác như: huyết áp hạ, sốt cao, nhịp tim nhanh, bụng trướng…

4.2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Để đưa ra kết luận chính xác thì các bác sĩ dựa vào những triệu chứng lâm sàng là chưa đủ. Vậy nên phải tiến hành một số phương pháp cận lâm sàng được chỉ định từ bác sĩ. Điển hình là nội soi toàn bộ đại trực tràng. Thông qua việc quan sát hình ảnh nội soi các bác sĩ có thể phân loại được từng giai đoạn của bệnh.

– Giai đoạn 0: hình ảnh niêm mạc thường nhạt màu. Đặc biệt các mạch máu dưới niêm mạc thường mỏng hơn

– Giai đoạn 1: niêm mạc có hình ảnh sần sùi, thường chỉ nhìn thấy 1 phần mạch máu.

– Giai đoạn 2: Các nếp ngang ở niêm mạc bị mất. Phát hiện các ổ loét, dễ chảy máu khi đèn chạm phải.

– Giai đoạn 3: Các hiện tượng phù nề, xung huyết, xuất hiện các ổ loét lớn ở niêm mạc. Tình trạng chảy máu niêm mạc tự phát.

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý viêm loét đại trực tràng

Chế độ ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh lý viêm loét đại trực tràng

5. Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có nguy hiểm không?

Đây là bệnh lý nguy hiểm nếu không được kiểm soát tốt. Tỉ lệ người bệnh gặp phải biến chứng khá cao ở những người bị nặng. Nó còn có thể gây tổn thương ảnh hưởng đến toàn bộ đại tràng.

Một số biến chứng phổ biến của viêm loét đại trực tràng chảy máu như:

– Đại tràng nhiễm độc gây nên phình giãn

– Xuất hiện thủng đại tràng

– Xuất huyết ở đường tiêu hóa dưới dẫn đến thiếu máu

– Ruột non viêm loét và ung thư đại tràng

6. Phương pháp điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu

Bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu phải được điều trị tích cực bằng phác đồ chứa kháng sinh cũng như dùng các loại thuốc phù hợp tùy theo nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra còn dựa vào điều kiện sức khỏe của bệnh nhân. Các bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cho các trường hợp bị bệnh nặng hoặc không đáp ứng được với thuốc điều trị.

Tuy nhiên quá trình điều trị bệnh cũng cần tuân thủ theo một số nguyên tắc đặc biệt sau:

– Dùng 1 loại thuốc trong đợt điều trị khởi đầu đối với bệnh nhân mới. Sau đó khoảng 10 – 15 ngày đánh giá lại kết quả dựa trên các triệu chứng lâm sàng. Tiến triển sức khỏe của người bệnh cũng là một yếu tố để đánh giá.

– Bệnh vẫn tiến triển nặng khi bệnh nhân đã và đang điều trị thì phải xây dựng lại phác đồ chữa bệnh. Cùng với 2 thuốc đang sử dụng kết hợp với 1 loại thuốc mới.

– Với những bệnh nhân đã ngưng điều trị mà tái phát bệnh thì sẽ quay lại phác đồ điều trị khởi đầu. Điển hình như những người mới phát hiện ra bệnh. Nhưng vẫn nên sử dụng các loại thuốc mới trong phác đồ của các bác sĩ.

Phương pháp nội soi được chỉ định trong viêm loét đại trực tràng chảy máu

Phương pháp nội soi được chỉ định trong viêm loét đại trực tràng chảy máu

7. Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân

Bệnh nhân cần được chăm sóc bằng một chế độ dinh dưỡng tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh. Mục đích để mau lành bệnh, hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể như:

7.1 Viêm loét đại trực tràng chảy máu ở giai đoạn nhẹ và vừa

– Bệnh nhân nên dùng các thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa

– Nên sử dụng thực phẩm đã nấu chín mềm hoặc hầm nhừ. Điều đó giúp giảm bớt gánh nặng cho đường ruột. Ngoài ra nó còn giúp đại trực tràng có thêm nhiều thời gian nghỉ ngơi, phục hồi.

– Uống nhiều nước để giúp đào thải độc tố trong đại tràng. Nó đảm bảo được cho hoạt động tiêu hóa diễn ra bình thường và ngăn ngừa mất nước.

– Nên hạn chế bổ sung các chất xơ sợi. Bởi vì nó khó tiêu hóa và có thể gây cọ sát vào niêm mạc đại trực tràng

– Tích cực sử dụng các thực phẩm, món ăn dễ tiêu hóa. Điển hình như chuối, súp, khoai lang, đu đủ, cháo, cà rốt luộc…

– Sử dụng thức ăn ít hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày để giúp giảm triệu chứng đau bụng. Nó cũng giúp đảm bảo cho cơ thể được cung cấp đầy đủ nhu cầu chất dinh dưỡng.

7.2 Viêm loét đại trực tràng chảy máu nặng

Với trường hợp này người bệnh thường được nhập viện điều trị nội trú. Các bác sĩ sẽ để bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn và bổ sung các chất dinh dưỡng theo đường truyền tĩnh mạch. Cụ thể bao gồm hỗn hợp axit béo, đạm toàn phần và đường. Lượng dưỡng chất nạp vào đảm bảo khoảng 2500 Kcalo mỗi ngày.

Hàng ngày trong sinh hoạt, người bệnh nên tránh những suy nghĩ tiêu cực, để đầu óc thư giãn và kết hợp với chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, việc ngủ đủ giấc và siêng năng tập thể dục mỗi ngày cũng rất quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital