Khám tiền sản trước khi mang thai là làm gì? Có cần thiết không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám sức khỏe tiền sản trước khi mang thai là bước cần thiết giúp mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh và thuận lợi sinh bé. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đầy đủ thông tin về khám tiền sản trước khi mang thai và những lưu ý cần thiết khi khám tiền sản.

1. Khám tiền sản trước thời điểm mang thai

Khám sức khỏe tiền sản trước khi mang thai là việc kiểm tra sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng, phát hiện sớm những bất thường và nguy cơ xấu có thể xảy đến quá trình thụ tinh và mang thai.

Thời điểm phù hợp nhất để khám sức khỏe là 6 tháng trước thời gian dự định mang thai. Khoảng thời gian này là cần thiết để 2 vợ chồng có thời gian chuẩn bị hoặc điều trị trong trường hợp phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến thai kỳ.

Khám tiền sản trước khi mang thai là việc kiểm tra sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng, phát hiện sớm những bất thường có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai

Khám tiền sản trước khi mang thai là kiểm tra sức khỏe sinh sản của 2 vợ chồng, phát hiện sớm những bất thường có thể ảnh hưởng đến quá trình mang thai

Thăm khám, kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai giúp cho 2 vợ chồng có kế hoạch mang thai và chăm sóc thai nhi phù hợp. Hạn chế tối đa tỷ lệ trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, bệnh di truyền và các vấn đề liên quan đến sức khỏe của mẹ trong quá trình mang thai và sinh con nên rất cần thiết.

2. Khám trước khi mang thai bao gồm khám những gì?

Đi khám sức khỏe trước khi mang thai các cặp vợ chồng sẽ được kiểm tra sức khỏe toàn diện thông qua khám tổng quát, xét nghiệm sàng lọc và thực hiện các tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai.

2.1. Khám tổng quát

Về cơ bản, khám tổng quát trước khi mang thai không khác gì nhiều so với khám tổng quát sức khỏe thông thường, việc này giúp kiểm tra tình trạng thể chất hiện tại.

Khi khám trước mang thai, bạn cần lưu ý đến kết quả của các danh mục dưới đây:

Khám phụ khoa: bước khám quan trọng không thể thiếu khi đi khám sức khỏe trước khi mang thai. Khám phụ khoa giúp phát hiện các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, bệnh lý về tử cung buồng trứng ở nữ giới (u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…)

– Khám điện tâm đồ: giúp phát hiện các bệnh lý tim mạch tiềm ẩn, có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong quá trình mang thai.

– Siêu âm ổ bụng, tuyến giáp: giúp kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác như gan, thận, tụy, lá lách,…

Siêu âm giúp kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác như gan, thận, tụy, lá lách,...

Siêu âm giúp kiểm tra những bất thường ở tử cung, buồng trứng và các cơ quan khác như gan, thận, tụy, lá lách,…

– Siêu âm tuyến vú hai bên: phát hiện các bất thường tại vú.

– Khám sức khỏe răng miệng: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ 80% phụ nữ mang thai mắc các bệnh răng miệng có thể lây truyền cho con . Không chỉ vậy, bệnh răng miệng còn là nguyên nhân khiến mẹ bị sinh non nên cần đặc biệt quan tâm đến kết quả này khi đi khám trước mang thai

2.2. Thực hiện đủ các xét nghiệm sàng lọc quan trọng

Xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện các bất thường và có biện pháp can thiệp kịp thời trước khi mang thai. Một số xét nghiệm quan trọng cần thực hiện là:

– Xét nghiệm virus Rubella:

Mẹ bị nhiễm virus Rubella, đặc biệt là trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ có thể gây ra dị tật cho thai nhi. Việc xét nghiệm giúp chẩn đoán bạn có nguy cơ mắc bệnh không, có cần tiêm phòng trước khi mang thai để ngăn chặn nguy cơ dị tật thai nhi không?

– Xét nghiệm chức năng gan:

Tầm soát nguy cơ mắc các bệnh về gan, đặc biệt là bệnh viêm gan B đối với thai nhi nếu mẹ mang thai.

– Xét nghiệm bất thường liên quan đến nhiễm sắc thể:

Mục đích là để kiểm tra các bệnh di truyền bố mẹ có thể truyền sang cho bé. Những gia đình có tiền sử mắc bệnh di truyền cần đặc biệt quan tâm đến xét nghiệm này.

– Xét nghiệm nước tiểu:

Chẩn đoán sớm bệnh thận, phát hiện sớm nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, viêm đường tiết niệu, các bệnh tình dục,… để đưa ra phương pháp can thiệp và điều trị dứt điểm trước khi mang thai.

– Xét nghiệm kiểm tra nội tiết phụ khoa: Đối với nữ giới, bác sĩ sẽ chỉ định soi tươi dịch âm đạo, kiểm tra hormone sinh dục. Đối với nam giới, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ, xét nghiệm dịch niệu đạo, nội tiết tố sinh dục…

– Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường và các bệnh truyền nhiễm khác có thể ảnh hưởng tới thai kì,…

2.3. Thực hiện tiêm phòng

Tiêm phòng chủ yếu được thực hiện cho nữ giới, các mũi tiêm cần hoàn thành trước tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai để cơ thể mẹ đủ thời gian sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh, cũng như không để thuốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Các mũi tiêm phổ biến mẹ cần thực hiện là:

– Tiêm phòng cúm

– Sởi

Thủy đậu

– Rubella

– Viêm gan B

– HPV

– Uốn ván

– ….

3. Chuẩn bị gì trước khi đi khám tiền mang thai?

Chuẩn bị tốt trước buổi đi khám sẽ cho bạn một buổi khám thuận lợi và nhận về kết quả chính xác nhất. Dưới đây là một vài lưu ý hữu ích dành cho bạn:

– Lựa chọn cơ sở khám uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại để được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, không có sót các vấn đề quan trọng và có kết quả kiểm tra chính xác nhất.

Nên lựa chọn cơ sở khám uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại để được thực hiện khám sức khỏe tiền mang thai

Nên lựa chọn cơ sở khám uy tín có đội ngũ bác sĩ giỏi và máy móc hiện đại để được thực hiện khám sức khỏe tiền mang thai

– Mang theo phiếu tiêm chủng có ghi rõ các mũi tiêm phòng mà bạn đã thực hiện trước đó.

– Mang theo giấy khám sức khỏe gần nhất để làm cơ sở căn cứ chẩn đoán.

– Liệt kê chi tiết tình trạng sức khỏe của bản thân, tình trạng bệnh lý trong quá khứ: đã từng bị bệnh gì, đã từng phẫu thuật chưa, tiểu sử mang thai, tiểu sử dị ứng,…

– ….

Trên đây là những kiến thức về khám sức khỏe trước khi mang thai. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức và giải đáp được thắc mắc của bản thân. Nếu có bất cứ câu hỏi nào, bạn có thể liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital