Khám sức khỏe trước khi mang thai nên hay không?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Hà

Phó Giám đốc Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI, Trưởng khoa Phụ Sản

Khám sức khỏe trước khi mang thai là một hành động rất cần thiết và nên làm đối với bất cứ cặp vợ chồng nào đang có ý định có em bé. Bởi việc này sẽ giúp đảm bảo mẹ có một thai kỳ mạnh khỏe và hạnh phúc. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này qua bài viết của Thu Cúc TCI dưới đây.

1. Tại sao khám sức khỏe tiền mang thai lại quan trọng như vậy?

Mang thai là một hành trình kì diệu, nhưng cũng đầy thử thách đối với cha mẹ, đặc biệt là người mẹ. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, không chỉ có vấn đề dinh dưỡng được chú ý mà những yếu tố liên quan đến sức khỏe nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng cũng rất cần được quan tâm. Đặc biệt là yếu tố di truyền và sự ảnh hưởng nhất định của một số cơ quan trong cơ thể mà chúng ta chỉ biết được qua thăm khám và sự tư vấn của bác sĩ.

Vì vậy, việc khám tổng quát trước khi mang thai, đặc biệt là đối với phụ nữ là điều cần thiết khi chuẩn bị mang thai. Điều này không chỉ đảm bảo em bé sinh ra được khỏe mạnh mà còn giúp lường trước những vấn đề không may có thể xảy ra trong thai kỳ, và di chứng có thể xảy ra đối với em bé sau này.

Sức khỏe của mẹ có tốt thì em bé sinh ra mới được khỏe mạnh, cứng cáp. Do đó, việc khám tiền sản trước khi mang thai sẽ giúp hạn chế các di chứng có thể xảy ra đối với thai nhi như: sảy thai, thai lưu, sinh non,,,,

2. Khám sức khỏe tiền mang thai cần kiểm tra những gì?

việc khám sức khỏe trước khi mang thai sẽ giúp hạn chế các di chứng có thể xảy ra đối với thai nhi như: sảy thai, thai lưu, sinh non,,,,

Việc khám tiền sản trước khi mang thai sẽ giúp hạn chế các di chứng có thể xảy ra đối với thai nhi như: sảy thai, thai lưu, sinh non,,,,

2.1. Kiểm tra tổng quát các cơ quan

Khám tổng quát trước khi mang thai bao gồm: tim, gan, phổi để biết được các bất thường nếu có và thông qua đó có những cách xử lý kịp thời để không ảnh hưởng đến thai nhi sau này.

2.2. Khám sức khỏe trước khi mang thai – Xét nghiệm máu

Đây là bước quan trọng đối với mẹ chuẩn bị mang thai. Điều này sẽ giúp mẹ nắm được mình thuộc nhóm máu gì, đồng thời giúp xác định chắc chắn nguy cơ mẹ có bị thiếu máu hay không. Bởi thiếu máu là nguyên nhân chính dẫn đến việc gây nên những dị tật cho thai nhi: mù, câm điếc, sinh non, sảy thai,…

Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu có thể biết được tình trạng thiếu máu của người mẹ, từ đó xây dựng phương án ăn uống, bổ sung đủ lượng sắt, máu cần thiết cho hành trình thai kỳ.

Ngoài ra, trước khi mang thai, phụ nữ cũng cần tiến hành xét nghiệm sinh hóa, để đảm bảo lượng đường huyết trong máu có ổn định, có nguy cơ cao mắc tiểu đường hoặc ảnh hưởng tới chức năng của thận hay không.

Mẹ cũng nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra RH, để xem có sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và em bé hay không. Thông qua xét nghiệm này cũng kiểm soát được khả năng sảy thai, sinh non và nguy cơ có an toàn hay đáng lo.

Một số bệnh có thể lây từ mẹ sang con cũng cần kiểm tra trước khi mang thai như: viêm gan siêu vi B, HIV, Rubella,…Đối với trường hợp mẹ bị HIV thì bác sĩ sẽ căn cứ vào xét nghiệm để tư vấn và cho mẹ lời khuyên làm thế nào để không lây nhiễm sang cho em bé, giúp mẹ và bé có thai kỳ an tâm.

Đối với các bệnh như: viêm gan B, Rubella, việc xét nghiệm máu sẽ giúp các bác sĩ chỉ định xem mẹ có cần tiêm phòng ngừa bệnh hay không.

Việc khám sức khỏe trước khi mang thai có thể biết được tình trạng thiếu máu của người mẹ

Việc xét nghiệm máu có thể biết được tình trạng thiếu máu của người mẹ, từ đó xây dựng phương án ăn uống, bổ sung đủ lượng sắt, máu cần thiết.

2.3. Khám sức khỏe trước khi mang thai cần xét nghiệm nước tiểu

Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp phát hiện các bệnh đường tình dục, biết được các dấu hiệu bất thường của nước tiểu như: vi khuẩn, đường, đạm, máu. Bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả này để đưa ra phương án xử lý sớm trước khi mẹ quyết định mang thai.

Qua việc xét nghiệm nước tiểu, chị em sẽ nắm được các vấn đề của thận, kiểm tra xem thận có đang hoạt động bình thường hay không.

Ngoài ra, kiểm tra nước tiểu còn giúp chị em tầm soát các bệnh lý phụ khoa có thể gây ảnh hưởng đến em bé cũng như cuộc sinh: các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, tiết niệu,…

2.4. Kiểm tra chế độ dinh dưỡng

Việc này sẽ giúp hạn chế các nguy cơ có thể mắc phải trong thai kỳ: thừa cân, thiếu cân. Mẹ bị thừa cân sẽ dẫn tới việc thừa cholesterone, là nguyên nhân gây nên các bệnh: huyết áp cao, tiền sản giật,…Mẹ bị thiếu cân cũng sẽ gây nên nguy cơ: sảy thai, em bé nhẹ cân cao.

Do vậy, trước khi có ý định mang thai, các cặp đôi đặc biệt là người mẹ nên lên kế hoạch cân bằng, bổ sung dinh dưỡng để có sức khỏe tốt nhất cho hành trình mang bầu và sinh em bé.

2.5. Kiểm tra nhiễm sắc thể

Nhiễm sắc thể là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của em bé. Trước khi mang thai, vợ chồng nên kiểm tra nhiễm sắc thể để tầm soát nguy cơ mắc các bệnh lý di truyền khi sinh con là bao nhiêu phần trăm.

Bên cạnh đó, các bác sĩ khi thăm khám cũng sẽ hỏi vợ chồng về tiền sử bệnh di truyền, từ đó có thể đưa ra những phán đoán về tình trạng di truyền từ mẹ sang con, bố sang con.

2.6. Thực hiện siêu âm ổ bụng

Siêu âm ổ bụng của người phụ nữ cũng được coi là một bước không thể thiếu trước khi quyết định mang thai. Đây là biện pháp chính xác nhất giúp bác sĩ kiểm tra được các bệnh lý: u nang buồng trứng, đa nang, u xơ tử cung,…Từ đó tư vấn cho mẹ cách xử lý và điều chỉnh kịp thời.

2.7. Tầm soát các bệnh lý âm đạo

Chị em phụ nữ nên khám sức khỏe trước khi mang thai để tránh các bệnh phụ khoa

Chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa trước khi mang thai 3 tháng, và tuân thủ lịch định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần.

Các bệnh lý phổ biến ở âm đạo như: nhiễm trùng roi, nấm ngứa sẽ gây ra những tổn thương nhất định đối với tử cung phụ nữ, dẫn đến khả năng khó thụ thai, sảy thai,….làm ảnh hưởng tới thai nhi. Đặc biệt là nhiễm trùng roi được đánh giá là rất nguy hiểm đe dọa tới khả năng thụ thai bởi nó sẽ làm chết tinh trùng, gây ra vô sinh, hiếm muộn.

Bởi vậy, chị em phụ nữ nên thăm khám phụ khoa trước khi mang thai 3 tháng, và tuân thủ lịch định kỳ 6 tháng – 1 năm/lần, hoặc ngay khi phát hiện những biểu hiện lạ, dị thường của âm đạo.

2.8. Tầm soát khả năng hoạt động của tuyến giáp

Nếu mẹ bị suy giảm chức năng tuyến giáp trước khi mang thai sẽ dẫn đến việc em bé khi sinh ra kém thông minh và phát triển chậm. Những bệnh lý về tuyến giáp thường không có biểu hiện cụ thể, do đó thường sẽ bị bỏ qua.

Các cặp đôi cần khám tổng quát kỹ lưỡng trước khi mang thai để có sự chuẩn bị chu đáo nhất cho một thai kỳ khỏe mạnh. Đồng thời việc khám tổng quát có thể kịp thời xử lý các vấn đề đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình mang thai.

Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào cần giải đáp về vấn đề khám sức khỏe tiền mang thai, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Thu Cúc TCI để được tư vấn ngay hôm nay!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital