Hoạt động khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên mang lại lợi ích cho cả bản thân người lao động và doanh nghiệp. Qua hoạt động này, nhân viên có thể phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe để kịp thời điều trị, an tâm lao động và làm việc. Bên cạnh đó, hoạt động này còn giúp doanh nghiệp nắm được tình hình sức khỏe của người lao động, có sự sắp xếp nhân sự phù hợp để lao động đạt năng suất cao. Vậy khi khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ cần lưu ý những gì? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Những quy định cần lưu ý khi khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp giúp phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe của người lao động. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm giúp việc điều trị trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Từ đó người lao động có thể an tâm sức khỏe để làm việc hiệu quả.
1.1. Quy định về số lần thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
Theo như các quy định của Bộ Y tế về khám sức khỏe dành cho người lao động, doanh nghiệp hàng năm phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả lao động đang học nghề, tập nghề.
– Đối với riêng lao động nữ phải được khám thêm chuyên khoa phụ sản.
– Đối với những người làm công việc nặng nhọc, làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động là người chưa thành niên, người cao tuổi, người khuyết tật phải được tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng một lần.
Theo như thông tư 14 của Bộ Y tế, mọi chi phí cho hoạt động khám sức khỏe cho người lao động sẽ do doanh nghiệp chi trả.
1.2. Quy định về tổ chức khám và quản lý hồ sơ cho người lao động khi thực hiện khám sức khỏe doanh nghiệp định kỳ
– Doanh nghiệp dựa vào quy định về tiêu chuẩn sức khỏe đối với từng ngành nghề, công việc và giấy khám sức khỏe đã được ban hành để sắp xếp danh mục khám phù hợp cho người lao động.
– Doanh nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Sau đó tiến hành lưu giữ và quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động.
– Sau khi thực hiện hoạt động khám sức khỏe cho người lao động, công ty có trách nhiệm thông báo kết quả cho nhân viên.
– Hằng năm, doanh nghiệp phải lập báo cáo về việc quản lý hồ sơ sức khỏe của người lao động cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chuyên môn.
2. Lợi ích mà hoạt động khám sức khỏe định kỳ doanh nghiệp mang lại
2.1. Lợi ích từ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp mang lại cho người lao động
Khám sức khỏe định kỳ mang lại cho người lao động nhiều lợi ích:
– Thứ nhất, người lao động nắm rõ được tình trạng sức khỏe của bản thân và phát hiện kịp thời các bệnh lý nguy hiểm, từ đó có kế hoạch điều trị bệnh kịp thời và cải thiện sức khỏe phù hợp.
– Thứ hai, thông qua quá trình khám, người lao động sẽ được bác sĩ tư vấn về chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp với sức khỏe của người bệnh. Ngoài ra, thực hiện theo dõi và lên phác đồ điều trị nếu chẳng may người lao động mắc bệnh.
– Thứ ba, với một sức khỏe tốt thì người lao động có thể an tâm làm việc, đem lại năng suất làm việc cao.
2.2. Lợi ích từ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp mang lại cho công ty
Không chỉ mang lại lợi ích cho người lao động, hoạt động khám sức khỏe cũng đem lại cho doanh nghiệp rất nhiều lợi ích:
– Đảm bảo được nguồn nhân lực đầy đủ sức khỏe để làm việc hiệu quả.
– Đây cũng là hoạt động thể hiện được sự quan tâm của công ty đến người lao động. Từ đó khắng khít mối quan hệ giữa nhân viên và doanh nghiệp.
– Từ kết quả khám sức khỏe định kỳ mà ban lãnh đạo có thể hiểu được tình trạng và áp lực công việc từ vị trí mà người lao động đảm nhận. Từ đó có điều chỉnh sao cho phù hợp, đảm bảo mức độ công việc và bảo đảm an toàn trong lao động.
– Ngoài ra, khi nắm bắt được tình trạng bệnh lý của người lao động, doanh nghiệp có thể đưa ra giải pháp phù hợp và kịp thời nhằm ổn định nhân lực. Đặc biệt hạn chế được trường hợp thiếu lao động bất ngờ, khiến quy trình làm việc chậm trễ.
3. Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty
Quy trình khám sức khỏe định kỳ tại công ty sẽ bao gồm:
3.1. Khám thể lực
Người lao động sẽ được nhân viên y tế đo chiều cao, cân nặng, tính chỉ số BMI, đo mạch và huyết áp. Từ đó dựa vào các chỉ số thể lực này để xếp loại thể lực người lao động.
3.2. Khám lâm sàng
Danh mục thăm khám lâm sàng bao gồm:
– Khám nội tổng quát bao gồm khám tuần hoàn, hô hấp, nội tiết, tiêu hóa, cơ xương khớp, thần kinh, tâm thần,..
– Khám mắt
– Khám da liễu
– Khám phụ khoa dành cho nữ giới
3.3. Khám cận lâm sàng
Người lao động sẽ được xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu, xét nghiệm nước tiểu và chụp X-quang tim phổi.
Ngoài ra, tùy theo đặc điểm ngành nghề của công ty có thể mở rộng thêm các danh mục khám và các xét nghiệm sàng lọc cho cán bộ nhân viên trong các đợt khám.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế cung cấp dịch vụ khám sức khỏe định kỳ dành cho công ty. Nếu chưa có cho mình lựa chọn phù hợp, doanh nghiệp có thể tham khảo Hệ thống y tế Thu Cúc TCI. Đây là địa chỉ được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động. Ngoài ra, còn rất nhiều tiện ích đi kèm như: Các gói khám được xây dựng phù hợp theo đặc thù doanh nghiệp; Danh mục khám được thiết kế riêng, hỗ trợ kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện sức khỏe người lao động; Đội ngũ y bác sĩ đều là các chuyên gia có chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tầm soát sức khỏe chủ động; Hỗ trợ thăm khám tận nơi, giúp doanh nghiệp không lo về việc di chuyển.
Trên đây là những lưu ý khi khám sức khỏe định kỳ tại doanh nghiệp. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho quý công ty trong việc tổ chức hoạt động thăm khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ nhân viên.