Khám dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ CKI

Trần Thị Huân

Trưởng Khoa Dinh dưỡng

Tim mạch là một trong những bệnh lý nguy hiểm và chiếm tỷ lệ tử vong cao. Nguy hiểm hơn là hiện nay tần suất mắc bệnh tim mạch ngày càng trẻ hóa chủ yếu là do những thói quen thiếu lành mạnh trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Chính vì thế, khám dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch là vô cùng cần thiết.

1. Nguyên nhân chính mắc bệnh tim mạch

Nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch nhất là đối tượng bệnh nhân trong độ tuổi trưởng thành và trung niên là thói quen hút thuốc, ít vận động, hay căng thẳng (stress). Cùng với đó là chế độ ăn uống không khoa học sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhiều người có chế độ ăn nhiều muối, nhiều chất béo, lạm dụng rượu bia gây ra tăng huyết áp, tăng nồng độ cholesterol máu và đái tháo đường…

Chê độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch

Chê độ ăn uống thiếu lành mạnh là một trong những nguyên nhân thường gặp của bệnh lý tim mạch

Bên cạnh đó, béo phì trở thành vấn đề toàn cầu khi là tác nhân chính dẫn đến những yếu tố tim mạch điển hình là tăng cholesterol, huyết áp cao và hội chứng chuyển hoá. Nếu chúng ta không kiểm soát các yếu tố này sớm thì các bệnh lý và biến chứng về tim mạch sẽ ít xảy ra hơn.

2. Vì sao khám dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch quan trọng?

Chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người bệnh tim. Một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ giúp người bị bệnh tim:

– Được cung cấp chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng.

– Cải thiện quá trình điều trị, ổn định lượng đường huyết, duy trì đủ lượng máu cho tim giúp ổn định sức khoẻ.

– Hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch gây ra: suy tim, đau tim, đột quỵ, chứng phình động mạch,… Chủ yếu là do chế độ ăn không phù hợp với cơ thể người mắc bệnh tim, làm cho tim không thể bơm đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, gây ra hàng loạt hệ luỵ không mong muốn.

Như vậy, chế độ ăn khoa học cực cần thiết cho người đang mắc bệnh tim mạch. Do đó, để có sức khoẻ ổn định, đảm bảo chất lượng cuộc sống, bệnh nhân cần được tư vấn về chế độ dinh dưỡng cũng như vận động từ các chuyên gia đầu ngành. Đây cũng chính lý do những người bị tim mạch cần khám dinh dưỡng và chú trọng hơn về thực phẩm ăn hàng ngày.

Với những người mắc bệnh tim, khám dinh dưỡng giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch gây ra: suy tim, đau tim, đột quỵ, chứng phình động mạch,...

Với những người mắc bệnh tim, khám dinh dưỡng giúp hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh tim mạch gây ra: suy tim, đau tim, đột quỵ, chứng phình động mạch,…

3. Quy trình khám dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Quy trình khám dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch bao gồm các bước cơ bản sau:

3.1 Thăm khám lâm sàng

Bệnh nhân được phân tích chỉ số cơ thể qua thiết bị chuyên dụng, thăm khám về biểu hiện bệnh và thói quen hàng ngày. Các chỉ số bác sĩ quan tâm với bệnh nhân mắc bệnh tim mạch là mạch, nhiệt độ, huyết áp, cân nặng. Những chỉ số này được chú trọng hơn vì nó thể hiện trực tiếp tình trạng của bệnh.

3.2 Khám dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch: Xét nghiệm chuyên sâu

Bác sĩ chỉ định xét nghiệm chuyên sâu dành riêng cho người bị tim mạch để kiểm tra nồng độ cholesterol máu, hội chứng chuyển hoá,… từ đó mới có thể tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp dựa vào kết quả xét nghiệm. Các xét nghiệm mà người mắc bệnh lý tim mạch hay được chỉ định là xét nghiệm máu, chụp X-quang, điện tâm đồ (ECG), siêu âm tim, chụp cắt lớp vi tính tim (CT scan), chụp cộng hưởng từ tim (MRI).

3.3 Khám dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch: Xây dựng phác đồ điều trị

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là việc không thể thiếu trong quá trình khám dinh dưỡng cho người bệnh tim mạch

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học là việc không thể thiếu trong quá trình khám dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch

Phác đồ điều trị hiệu quả dành cho người bệnh tim mạch cần phải cân đối từ thực phẩm, chế độ sinh hoạt và phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân nhất là những người có bệnh lý khác. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bị tim mạch thường có những nguyên tắc sau:

– Ăn đa dạng các loại thực phẩm thuộc các nhóm chất khác nhau để hấp thu được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết.

– Bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ trong khẩu phần ăn uống hàng ngày nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và giảm hàm lượng cholesterol. Các loại thực phẩm nên ưu tiên là rau, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi. Với những người bệnh suy tim cần phải tiêu thụ từ 25 – 35 gram chất xơ mỗi ngày.

– Kiểm soát lượng muối trong khi chế biến món ăn cho những người mắc bệnh suy tim. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng nên giảm tổng lượng natri tiêu thụ xuống xuống không quá 1,5 gam mỗi ngày. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để quản lý tình trạng suy tim, đột quỵ.

– Tiêu thụ lượng chất lỏng hàng ngày theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa điều trị. Bệnh nhân cần hạn chế lượng chất lỏng nạp vào cơ thể khi thấy cơ thể có các triệu chứng khó thở, tức ngực, sưng chân,…

– Đọc kĩ nhãn thực phẩm về thành phần dinh dưỡng trên bao bì nhất là hàm lượng muối thấp được sử dụng trong mỗi  sản phẩm để lựa chọn các thực phẩm tốt cho cơ thể.

– Những người mắc bệnh tim nên duy trì mức cân nặng hợp lý và ổn định. Nên giới hạn tổng lượng calo tiêu thụ hàng ngày kết hợp việc luyện tập thể dục để bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.

– Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia… vì chúng có tác động trực tiếp đến nhịp tim, những người suy tim trở nên nghiêm trọng hơn. Không những thế, các loại thức uống có cồn sẽ kích thích cơ thể chống lại tác dụng của các loại thuốc đang dùng để điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin quan trọng về khám dinh dưỡng cho người mắc bệnh tim mạch. Mỗi cơ thể con người khác nhau, kèm nhu cầu dinh dưỡng khác nhau vì vậy khi mắc bệnh lý tim mạch để đảm bảo sức khoẻ cần phải có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Bệnh nhân nên khám dinh dưỡng định kỳ để kiểm tra sức khoẻ và có thể kịp thời điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho thích hợp với bản thân, đảm bảo duy trì cơ thể khoẻ mạnh và hạn chế biến chứng xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital