Thận lọc máu để loại bỏ các chất thải độc hại đối với cơ thể, đảm bảo mức độ ổn định của các khoáng chất cần thiết như canxi, sản xuất hormon như erythropoietin, enzym và vitamin, giúp điều hòa huyết áp và số lượng hồng cầu… Song, do những nguyên nhân khác nhau mà các bệnh về thận xuất hiện ngày một nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe chung của con người. Bệnh thận phổ biến, cách phòng tránh hiệu quả và khám bệnh thận ở đâu là những câu hỏi được nhiều người quan tâm.
Menu xem nhanh:
1. Nguyên nhân khiến thận bị suy yếu
Có nhiều nguyên nhân khiến thận bị bệnh như: dùng quá nhiều loại thuốc trị bệnh khiến thận phải bài tiết nhiều hơn, một số bệnh nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến thận, tăng huyết áp, tiểu đường…. Sự thay đổi màu sắc và độ trong của nước tiểu cũng là một biểu hiện của bệnh thận. Bình thường, nước tiểu trong, có màu vàng từ nhạt tới hơi sẫm. Còn ở bệnh nhân mắc bệnh thận, nước tiểu thường bị đục hoặc có màu thẫm hơn bình thường.
2. Các bệnh thận phổ biến
Suy thận: Nghĩa là thận không đủ sức thải bỏ mọi cặn bã khiến các chất độc hại và dịch dư thừa đọng lại trong cơ thể. Căn cứ vào các chỉ số albumin, creatinin, ure, protein… qua xét nghiệm nước tiểu sẽ biết được tình trạng bệnh của thận. Có 3 thể suy thận là suy thận cấp tính, mạn tính và suy thận giai đoạn cuối.
Bệnh sỏi thận: Người bệnh sẽ thấy đái khó, đái buốt, đái rắt, màu sắc nước tiểu thay đổi (đục, đỏ…), lượng nước tiểu ít, đau vùng thắt lưng, có thể kèm theo sốt hoặc không sốt. Sự rối loạn chuyển hóa các chất trong cơ thể, đặc biệt là lượng canxi trong nước tiểu tăng do chế độ ăn uống thừa canxi, rối loạn chuyển hóa tuyến nội tiết và tuyến cận giáp trạng, viêm nhiễm đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận.
Viêm thận: Là tình trạng viêm thường gặp do nhiễm khuẩn hoặc do ngộ độc thuốc, hóa chất. Vi khuẩn gây bệnh thường là Enterobacter, E.Coli, Proteur… Viêm thận chia thành hai dạng, đó là viêm cầu thận cấp và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là bệnh hay gặp trong các bệnh thận ở trẻ em từ 2 – 15 tuổi. Nguyên nhân do nhiễm liên cầu khuẩn hoặc do các ổ nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều kiện vệ sinh kém cũng là hoàn cảnh thuận lợi gây bệnh. Viêm cầu thận mạn tính là biến chứng của viêm cầu thận cấp, thường gặp ở người lớn.
Ngoài ra, viêm ống cầu thận, bệnh thận nhiễm mỡ, hội chứng thận hư… cũng là những bệnh thận thường gặp. Nhìn chung bệnh về thận nguy hiểm và là những ca bệnh nặng cần phải được điều trị tích cực tại các cơ sở y tế.
3. Phòng bệnh thận như thế nào?
Với người bị bệnh tiểu đường và trong gia đình có người bị bệnh thận nên thường xuyên tới các cơ sở y tế để khám. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và theo dõi huyết áp sẽ giúp họ kiểm soát hoạt động của thận chính xác và kịp thời. Để phòng bệnh thận, tốt nhất là uống nhiều nước, ít nhất là 2 lít mỗi ngày. Những người làm việc trong môi trường nóng nực, tập thể thao, lao động nặng nên uống nhiều hơn. Cần thận trọng khi sử dụng các loại nước khoáng thiên nhiên vì trong nước này có các muối như canxi cacbonat khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành dạng canxi oxalat gây sỏi thận. Một số thuốc như vitamin C nếu dùng liều cao kéo dài cũng có thể gây ra sỏi thận.
Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, tận tâm với bệnh nhân; trang thiết bị y tế máy móc hiện đại; dịch vụ y tế chất lượng cao; được xây dựng trên mô hình Bệnh viện – Khách sạn, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc đã và đang trở thành địa chỉ thăm khám bệnh an toàn, hiệu quả được nhiều người bệnh tin tưởng.