Khả năng bảo vệ của vắc xin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Nguyễn Minh Vỹ

Bác sĩ tiêm chủng

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư nguy hiểm “thầm lặng” cướp đi sinh mạng của hàng ngàn phụ nữ mỗii năm. Tiêm vắc xin HPV ngừa ung thư cổ tử cung là “vũ khí tối ưu” giúp phụ nữ bảo vệ sức khỏe. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về khả năng bảo vệ ấn tượng của vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung khi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch.

1. Tìm hiểu về ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư ác tính phát triển từ các tế bào ở cổ tử cung, phần dưới cùng của tử cung nối với âm đạo. Bệnh thường do virus gây u nhú ở người (HPV) lây truyền qua đường tình dục gây ra. Hiện tại người ta đã phát hiện hơn 200 chủng virus HPV khác nhau, trong đó những chủng có nguy cơ cao dẫn đến ung thư cổ tử cung đó là HPV 16 và HPV 18.

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư ác tính phát triển từ các tế bào ở cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư ác tính phát triển từ các tế bào ở cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu, khiến việc phát hiện sớm trở nên khó khăn. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, có thể xuất hiện các triệu chứng như:

– Ra máu âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư, có mùi hôi

– Đau khi quan hệ tình dục

– Đau tức vùng chậu hoặc lưng dưới

Nếu không phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như di căn sang các cơ quan khác, gây suy đa cơ quan và thậm chí là tử vong.

Hiện nay với sự phát triển của y học, căn bệnh nguy hiểm này đã có thể phòng ngừa được và điều trị hiệu quả nếu phát hiện sớm. Phụ nữ nên tiêm phòng vắc xin HPV đầy đủ để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm Pap smear hoặc HPV test cũng là việc làm quan trọng để phát hiện sớm, điều trị kịp thời bảo vệ sức khỏe.

2. Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng ung thư cổ tử cung khi tiêm đủ

2.1 Cơ chế hoạt động của vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung, hay còn gọi là vắc xin HPV, hoạt động bằng cách kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể chống lại virus HPV gây bệnh. Khi vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện các thành phần virus bất hoạt trong vắc xin như những “kẻ xâm nhập” và kích hoạt phản ứng phòng thủ của cơ thể để tạo ra kháng thể đặc hiệu chống lại virus HPV.

Các tế bào miễn dịch sẽ “học cách” nhận diện và tiêu diệt virus HPV nếu nó xâm nhập vào cơ thể trong tương lai.

Khi cơ thể tiếp xúc với virus HPV trong tương lai, sẽ nhanh chóng nhận diện và kích hoạt hệ miễn dịch tấn công virus. Nhờ vậy, vắc xin HPV có thể mang lại hiệu quả bảo vệ sức khỏe.

2.2 Khả năng bảo vệ và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng bảo vệ của vắc xin

Vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung được xem là “lá chắn thép” bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư nguy hiểm này. Bên cạnh đó, vắc xin còn giúp bảo vệ cơ thể khỏi mụn rộp sinh dục và ung thư khác như ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn do HPV gây ra.

Hiện nay trên thị trường đang phổ biến 2 loại vắc xin phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả là vắc xin Gardasil và vắc xin Gardasil 9. Khi tiêm đủ liều theo hướng dẫn, cả hai loại vắc xin HPV đều mang lại hiệu quả bảo vệ ấn tượng với thời gian lâu dài.

– Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, hiệu quả bảo vệ của vắc xin Gardasil đạt đến 90%, vắc xin thế hệ mới Gardasil 9 đạt đến 94%.

– Theo dữ liệu từ CDC Hoa Kỳ, vắc xin phòng HPV có thể bảo vệ phụ nữ trong 20 năm hoặc hơn.

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung lên đến 94%

Hiệu quả bảo vệ của vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung lên đến 94%

Tuy nhiên, hiệu quả và thời gian bảo vệ của vắc xin có thể bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố:

– Độ tuổi tiêm chủng: Vắc xin hiệu quả cao nhất khi tiêm chủng trong độ tuổi từ 9-26 tuổi, đặc biệt là đối với người chưa từng quan hệ tình dục do có khả năng chưa tiếp xúc với virus HPV cao.

– Số lượng chủng HPV được bảo vệ bởi vắc xin: Vắc xin bảo vệ nhiều chủng HPV hơn sẽ có hiệu quả rộng rãi hơn.

– Các yếu tố lối sống: Hút thuốc lá, quan hệ tình dục không an toàn và các lối sống không lành mạnh khác có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.

Bên cạnh việc tiêm phòng đầy đủ, để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu khỏi ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần:

– Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá,…

Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ: Xét nghiệm Pap smear hoặc HPV test ít nhất mỗi 3 năm một lần.

– Quan hệ tình dục an toàn: Sử dụng bao cao su trong khi quan hệ, chung thủy 1 vợ – 1 chồng.

3. Khuyến nghị về tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung

3.1. Đối tượng

Phụ nữ: Nên tiêm phòng vắc xin HPV cho tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi.

Nam giới: Việc tiêm phòng vắc xin HPV cho nam giới cũng mang lại lợi ích, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư do HPV gây ra và hạn chế lây truyền virus cho bạn tình. Do đó, nam giới trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi cũng nên cân nhắc tiêm phòng vắc xin HPV.

3.2. Lịch tiêm chủng vắc xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Lịch tiêm chủng khuyến cáo với vắc xin Gardasil:

– Tiêm 3 mũi vắc xin Gardasil theo lịch 0 – 2 – 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.

Lịch tiêm chủng khuyến cáo với vắc xin Gardasil 9:

– Trẻ em 9 – 14 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc xin Gardasil 9 cách nhau 6 tháng – 12 tháng. Một số trường hợp có thể phải tiêm 3 mũi nếu mũi Gardasil 9 thứ hai tiêm cách mũi 1 dưới 5 tháng, khi này tiêm mũi 3 cách mũi 2 ít nhất 3 tháng.

– Người lớn từ 15 – 26 tuổi: Tiêm 3 mũi vắc xin Gardasil 9 theo lịch 0 – 2 – 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.

Nên tiêm chủng vắc xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe

Nên tiêm chủng vắc xin đầy đủ để bảo vệ sức khỏe

Lưu ý:

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lịch tiêm chủng HPV phù hợp nhất.

– Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc xin HPV vì có thể gặp ảnh hưởng không tốt cho thai nhi.

3.3. Một số lưu ý khác khi tiêm vắc xin HPV

– Nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử dị ứng, bệnh lý nền, tình trạng mang thai và các loại thuốc đang sử dụng trước khi tiêm phòng để nhận chỉ định tiêm chủng phù hợp, an toàn.

– Cần tuân thủ đầy đủ lịch tiêm chủng HPV để đạt được hiệu quả bảo vệ tối ưu.

– Vắc xin HPV an toàn và hiệu quả, tuy nhiên có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ và tự thuyên giảm như đau nhức tại chỗ tiêm, sốt, nhức đầu,…

– Việc tiêm phòng vắc xin HPV không thay thế cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Tiêm phòng vắc xin HPV là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả và an toàn cho ung thư cổ tử cung. Do đó, tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 45 tuổi nên tiêm phòng vắc xin HPV để bảo vệ sức khỏe bản thân. Đăng ký tiêm chủng HPV an toàn tại Phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI ngay hôm nay – chủ động bảo vệ bản thân khỏi ung thư cổ tử cung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital