Mảng bám vôi răng không chỉ làm giảm thẩm mỹ mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây nhiều bệnh về răng miệng. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu chi tiết những hệ lụy tới sức khỏe và cách xử trí hiệu quả vôi răng mảng bám ngay trong bài viết này nhé.
Menu xem nhanh:
1. Nhận biết mảng bám vôi răng thế nào?
Vôi răng là những mảng bám tích tụ trong miệng rồi bị vôi hóa bởi các hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và trong cặn mềm. Lâu dần, chúng cứng lại, bám chắc vào bề mặt răng hoặc dưới mép lợi.
Trong y học, vôi răng được chia thành 2 loại:
– Vôi răng thông thường được hình thành từ các vụn thức ăn hay các chất khoáng trong miệng tích tụ lại;
– Vôi răng huyết thanh được hình thành từ các dịch viêm, máu tiết ra do bệnh viêm lợi, chúng ngấm vào vôi răng thường và tạo nên mảng bám màu nâu đỏ.
2. Những tác hại của vôi răng mảng bám tới răng miệng
Mảng bám vôi răng khi được tích tụ nhiều, trong thời gian dài không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn kéo theo nhiều bệnh răng miệng. Lý do là vì chúng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn vùng miệng sinh sôi, phát triển và gây bệnh lên răng và miệng.
Ở mức độ nhẹ, vôi răng mảng bám sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm nướu với các triệu chứng như: sưng nướu, đỏ nướu, chảy máu nướu… Bệnh có thể sớm hết và phục hồi khi vôi răng mảng bám được loại bỏ, đồng thời người bệnh đảm bảo duy trì vệ sinh, bảo vệ răng miệng đúng cách.
Ở mức độ nặng hơn, bệnh viêm nướu không được điều trị, vôi răng loại bỏ, vi khuẩn sẽ tồn tại, tấn công dai dẳng gây viêm nha chu. Theo cơ chế bảo vệ tự nhiên, cơ thể người bệnh sẽ tiết ra hóa chất nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh. Điều này khiến cho xương và các mô nha chu (có tác dụng nâng đỡ, giữ cho răng ổn định trên cung hàm) bị yếu đi, khiến cho răng bị lung lay, thậm chí là bị mất răng.
Bên cạnh đó, vôi răng mảng bám tồn tại lâu ngày còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây nên nhiều bệnh về răng miệng như: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm họng, viêm tủy…
Như vậy, mảng bám vôi răng tích tụ lâu ngày chính là nguồn cơn gây nên nhiều bệnh lý về răng miệng. Do đó, việc loại bỏ vôi răng là điều vô cùng cần thiết để bảo vệ là duy trì sức khỏe răng miệng của bạn luôn khỏe mạnh.
3. Cách xử trí vôi răng, mảng bám hiệu quả, đảm bảo vệ sinh vùng miệng
Lấy vôi răng định kỳ hiện là cách xử trí đơn giản lại hiệu quả để “đánh bay” vôi răng mảng bám trong vùng miệng. Các chuyên gia khuyến cáo việc lấy cao răng nên được duy trì thực hiện khoảng 6 tháng 1 lần để làm sạch và bảo vệ răng miệng tốt nhất. Tuy nhiên, chu kỳ lấy cao răng có thể được rút ngắn hoặc kéo dài hơn tùy vào tình trạng của mỗi người.
Với những người vệ sinh răng miệng tốt, ít mảng bám cao răng thì có thể lấy giãn chu kì lấy cao răng khoảng 8 – 10 tháng/lần. Với những người chăm sóc răng miệng chưa tốt, có các thói quen sinh hoạt gây hình thành nhiều mảng bám hay mắc các bệnh răng miệng thì nên lấy cao răng thường xuyên hơn, khoảng 3-4 tháng/lần.
Tại các cơ sở nha khoa chuyên nghiệp, lấy vôi răng sẽ được tiến hành theo quy trình rõ ràng, đảm bảo hiệu quả cho khách hàng:
– Bước 1: Bác sĩ khám răng miệng trước khi lấy cao răng
Khám răng miệng luôn là bước đầu tiên trong quy trình lấy cao răng ở các nha khoa chuyên nghiệp. Tại bước này, nha sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng miệng và đo độ dày của cao răng của khách hàng. Dựa vào tình trạng sức khỏe răng lợi và đánh giá về cao răng, nha sĩ sẽ đề xuất các biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng sẽ trao đổi với với khách hàng những vấn đề có thể xuất hiện sau khi lấy cao răng như: bị ê buốt, có thể chảy ít máu nướu…
– Bước 2: Bác sĩ kiểm tra và tìm cao răng
Cao răng tạo ra cảm giác trông giống như vết nốt gồ ghề trên bề mặt của răng và có thể hình thành ở bất kỳ vị trí nào trên bề mặt răng và bên trong túi nướu. Do đó, trước khi lấy cao răng, nha sĩ sẽ kiểm tra tất cả các bề mặt răng để dò tìm cao răng. Thông thường, có 2 cách thường được áp dụng để dò tìm cao răng gồm:
+ Cách 1: Nha sĩ sử dụng dụng cụ thăm dò di chuyển lên và xuống dọc theo bề mặt chân răng, dưới nướu. Những vùng có cảm giác gồ ghề là nơi có cao răng. Răng không có cao răng sẽ có bề mặt nhẵn bóng.
+ Cách 2: Nha sĩ sử dụng bông gạc, xoắn một đầu và áp dụng nó vào giữa hai hàm răng. Bông gạc sẽ thấm ẩm từ nước bọt. Điều này giúp phát hiện những vùng cao răng một cách dễ dàng hơn.
– Bước 3: Bác sĩ tiến hành lấy cao răng
Ở bước này, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các công cụ lấy cao răng chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vết cặn vôi răng và các mảng bám mắc quanh chân răng. Trong quá trình thực hiện quá trình này, khách hàng có thể gặp cảm giác ê buốt nhẹ, nhất là người có cơ địa răng miệng nhạy cảm. Một số trường hợp lấy cao răng ở những vị trí sâu bên trong chân răng, có thể có hiện tượng chảy máu.
Tuy nhiên, nếu lấy cao răng ở các nha khoa chuyên nghiệp, dịch vụ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ giỏi thì bạn có thể an tâm hơn. Bác sĩ giỏi với kinh nghiệm dày dạn sẽ tiến hành các thao tác lấy cao răng một cách cẩn thận, nhẹ nhàng nhất nhằm hạn chế tối đa những cảm giác không thoải mái hay đau cho bệnh nhân.
– Bước 4: Tiến hành đánh bóng bề mặt răng
Sau khi lấy xong cao răng, nha sĩ sẽ tiến hành đánh bóng và làm mịn bề mặt răng cho bệnh nhân. Điều này vừa giúp răng sáng đẹp hơn, vừa hạn chế tình trạng cao răng hình thành trở lại.
– Bước 5: Vệ sinh răng miệng và kết thúc quy trình lấy cao răng
Trước khi hoàn tất quá trình lấy cao răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn thực hiện vệ sinh răng miệng một lần nữa. Đối với những người có vấn đề về răng miệng, nha sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều trị phù hợp. Sau đó, nha sĩ cũng sẽ dặn dò bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng cẩn thận mỗi ngày để ngăn ngừa sự hình thành vôi răng.
Thực tế, giá dịch vụ loại bỏ mảng bám vôi răng tại các nha khoa chuyên nghiệp không hề đắt, chỉ dao động khoảng 200.000 – 400.000 đồng. Tại Khoa Răng hàm mặt Thu Cúc TCI, khách hàng thêm an tâm vì dịch vụ lấy cao răng sẽ được thực hiện trực tiếp bởi bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm, thao tác nhẹ nhàng, sử dụng máy móc, dụng cụ tiên tiến, “đánh bay” cao răng mảng bám chỉ trong 10 – 15 phút. Liên hệ ngay để nhận tư vấn chi tiết về dịch vụ lấy cao răng tại Thu Cúc TCI nhé.