Vitamin E là một loại vitamin hòa tan ở trong chất béo. Đây cũng một thành phần quan trọng giúp duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, chống oxy hóa giúp làm chậm các quá trình gây tổn thương tế bào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại vitamin này.
Menu xem nhanh:
1. Lợi ích của vitamin E dành cho sức khỏe
Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng cho thị lực, sinh sản, sức khỏe của máu, não và da. Do có đặc tính chống oxy hóa nên loại vitamin này giúp bảo vệ các tế bào của bạn chống lại tác động của gốc tự do. Đây là những phân tử được tạo ra khi cơ thể phân giải thức ăn hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá và chất phóng xạ. Các gốc tự do có thể dẫn tới nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim, ung thư và các bệnh lý khác.
Nếu bạn dùng vitamin này vì muốn nhận được đặc tính chống oxy hóa, hãy nhớ rằng việc bổ sung này có thể không mang lại lợi ích tương tự như chất chống oxy hóa tự nhiên trong thực phẩm. Do đó, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến cáo, người khỏe mạnh nên bổ sung chất chống oxy hóa trong đó có loại vitamin này bằng cách thực hiện chế độ ăn hợp lý có nhiều trái cây, rau củ và ngũ cốc thay vì từ các thực phẩm chức năng bổ sung. Bởi các thực phẩm chức năng bổ sung này có nhiều ảnh hưởng cho sức khỏe nhiều hơn là lợi ích mà nó mang lại.
2. Hướng dẫn cách uống an toàn và hiệu quả
2.1. Liều lượng uống vitamin E
Muốn vitamin này hấp thụ tốt vào cơ thể tốt nhất, bạn cần phải có đủ chất béo và dầu mỡ. Bởi đây là một loại vitamin hòa tan trong dầu mỡ.
Một số lưu ý chính khi sử dụng
– Mỗi ngày, người lớn sẽ cần khoảng 15mg/người.
– Việc lạm dụng loại vitamin E để làm đẹp có thể khiến cho sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt với các đối tượng sử dụng với liều cao. Một số trường hợp tiêm vitamin này liều cao vào tĩnh mạch có thể gây tử vong.
– Không nên sử dụng vitamin này trong suốt thời gian dài. Phụ nữ hơn 30 tuổi có thể làm đẹp bằng cách sử dụng trong khoảng 1, 2 tháng. Sau đó ngừng thuốc một thời gian rồi mới nên uống tiếp.
– Những người khỏe mạnh thì không nên bổ sung vitamin E tổng hợp mà chỉ cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều chất này. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, dầu thực vật sẽ là nguồn cung cấp dồi dào vitamin này cho cơ thể. Bao gồm: mầm lúa mì, đậu nành, giá đỗ, dầu hướng dương mầm thóc, một số loại rau xanh, thịt, cá, trứng, sữa và trái cây,…
Những lưu ý khác cần biết
– Một số đối tượng bị bệnh da khô, tóc gãy rụng hoặc bệnh nhân mắc bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp hoặc mỡ máu, người có chỉ định của bác sĩ mới nên bổ sung vitamin này.
– Cần phải đọc kỹ hướng dẫn khi sử dụng, tuân theo chỉ định của bác sĩ khuyến cáo. Đặc biệt, bạn cần cẩn trọng với loại vitamin này dạng dung dịch.
– Những người da nhờn sử dụng vitamin này dạng bôi có thể dẫn tới hiện tượng nổi mụn. Bởi loại này chỉ hữu ích với người da khô hoặc da bị lão hóa.
2.2. Bạn nên sử dụng vitamin E trong thời gian bao lâu?
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, dinh dưỡng và lứa tuổi mà thời gian sử dụng vitamin này khác nhau. Ví dụ:
– Để phục hồi sau phẫu thuật mắt bằng laser, người bệnh cần 343 IU vitamin E. Đồng thời cần 25.000 đơn vị vitamin A được chia cho 3 lần/ngày trong vòng 30 ngày. Sau đó tiếp tục sử dụng 2 lần mỗi ngày trong 2 tháng.
– Đối với một rối loạn di truyền trong máu gây giảm protein được gọi là bệnh thiếu máu Beta thalassemia, người bệnh cần sử dụng 298 mg vitamin E/ngày trong khoảng 4 – 8 tuần.
Do đó, để biết hàm lượng và thời gian sử dụng vitamin này sao phù hợp với mỗi tình trạng sức khỏe, bạn cần được bác sĩ tư vấn kỹ càng trước khi bắt đầu sử dụng.
3. Tác dụng phụ của vitamin E
Khi sử dụng ở liều lượng hợp lý, vitamin dạng đường uống an toàn với cơ thể, ít gây tác dụng phụ. Tuy nhiên khi sử dụng ở liều cao có thể gây nên các tình trạng:
– Buồn nôn, tiêu chảy.
– Mệt mỏi, yếu đuối.
– Đau đầu, nhìn mờ.
– Phát ban, rối loạn chức năng của tuyến sinh dục.
– Tình trạng tăng nồng độ creatine ở trong nước tiểu.
Ngoài ra, có lo ngại rằng, người có sức khỏe kém nếu sử dụng vitamin này với liều cao có nguy cơ bị tử vong.
Nghiên cứu gần đây cho thấy, sử dụng vitamin E bằng đường uống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt hay tăng nguy cơ tử vong ở người có tiền sử bệnh tim nặng như đau tim hoặc đột quỵ. Do đó, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng vitamin này nếu:
– Thiếu vitamin K.
– Viêm võng mạc sắc tố.
– Rối loạn chảy máu.
– Tiểu đường.
– Tiền sử bị bệnh đau tim hoặc đã bị đột quỵ trước kia.
– Ung thư đầu cổ.
– Bệnh gan.
Việc bổ sung vitamin này có thể gây tăng nguy cơ chảy máu. Do đó, nếu có kế hoạch phẫu thuật, bạn hãy ngừng dùng vitamin này trước khoảng 2 tuần. Ngoài ra, hãy trao đổi với bác sĩ về việc sử dụng loại vitamin. Đặc biệt khi bạn sắp/vừa trải qua thủ thuật mở động mạch bị chặn và nong mạch vành tim.
4. Tương tác thuốc
Các thuốc có tương tác với vitamin này bao gồm:
– Tác nhân alkyl hóa, kháng sinh chống ung thư. Có lo ngại, việc sử dụng vitamin này liều cao có thể ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị của những loại thuốc hóa trị này.
– Sử dụng vitamin này với các loại thuốc chống đông máu hoặc một số thảo dược sẽ giúp giảm hiệu quả của thuốc chống đông máu và gây gia tăng nguy cơ chảy máu.
– Statin và niacin: Uống vitamin E với statin hoặc niacin có thể có lợi cho người bị cholesterol cao nhưng có thể làm giảm tác dụng của niacin.
– Uống vitamin E cùng vitamin K có thể làm giảm tác dụng của vitamin K.
Hy vọng các thông tin ở bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về vitamin E và biết cách uống an toàn và hiệu quả. Lưu ý, dù ở dạng thuốc, thực phẩm chức năng hoặc qua các loại thực phẩm từ tự nhiên, bạn cũng cần đặc biệt chú ý đến liều lượng. Bởi nếu dùng đúng liều lượng, đúng cách sẽ giúp bạn hạn chế được tác dụng phụ ngoài mong muốn.