Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Sỏi thận là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến suy thận. Cùng tìm hiểu về tình trạng này qua các câu hỏi ngắn dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Ai dễ bị sỏi thận?
A: Nam giới trong độ tuổi từ 30 – 40
B: Nữ giới trong độ tuổi từ 30 – 40
C: Trẻ em
D: Người lớn
Đáp án đúng là A. Sỏi thận thường gặp nhất ở những người trong độ tuổi từ 30 – 40. Nam giới có nguy cơ bị sỏi thận cao gấp 3 lần so với phụ nữ.
2. Loại sỏi thận nào phổ biến nhất?
A: Sỏi struvite
B: Sỏi canxi
C: Sỏi acid uric
D: Sỏi cystine
Đáp án đúng là B. Khoảng 75% trường hợp sỏi thận là sỏi canxi. Sỏi struvite chiếm khoảng 15%. Sỏi acid uric ít gặp hơn (6%) trong khi sỏi cystine hiếm gặp (2%).
3. Yếu tố nào sau đây gây ra sỏi thận?
A: Chế độ ăn uống không hợp lý
B: Bệnh chuyển hóa
C: Nhiễm trùng đường tiết niệu
D: Tiền sử gia đình bị sỏi thận
E: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là E. Chế độ ăn uống dư thừa protein, canxi, oxalat và muối gây sỏi thận. Việc dư thừa một hóa chất gọi là oxalat, có trong nhiều loại thực phẩm, dẫn đến sự hình thành sỏi calcium oxalate. Tình trạng mất nước (ví dụ như khi tập thể dục với cường độ cao trong ngày nắng nóng hoặc sau khi ốm dậy), dẫn tới sự kết tủa sỏi acid uric. Những người mắc bệnh gút cũng có nguy cơ phát triển sỏi thận. Sỏi struvite có liên quan đến nhiễm trùng đường tiết niệu mạn tính (UTI). Sỏi thận cũng có thể hình thành ở những người có tiền sử gia đình bị sỏi thận.
4. Các triệu chứng thường gặp của bệnh sỏi thận là?
A: Đau lưng hoặc đau bụng dữ dội
B: Buồn nôn và ói mửa
C: Sỏi thận có thể không có triệu chứng
D: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là D. Triệu chứng phổ biến nhất của sỏi thận là đau lưng hoặc đau bụng dữ dội. Tình trạng này có thể đi kèm với buồn nôn hoặc ói mửa. Sốt xảy ra trong các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu. Sau đó sốt có thể xuất hiện kèm theo ớn lạnh, vã mồ hôi, đau khi đi tiểu. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không có triệu chứng nào cả.
5. Cách nào sau đây giúp phòng ngừa sỏi thận?
A: Uống nhiều nước
B: Hạn chế sử dụng muối
C: Đáp án A và B
D: Giảm bớt sử dụng thuốc
Đáp án đúng là C. Để phòng ngừa sỏi thận, nên uống nhiều nước, khoảng 8 – 12 ly/ngày. Về chế độ ăn uống, nên tăng cường ăn nhiều chất xơ, không thêm quá nhiều muối khi nấu ăn, giảm bớt các loại thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm. Tiêu thụ ở mức vừa phải các loại thực phẩm giàu canxi. Không nên uống nhiều cà phê và nước ép nho. Rau màu xanh đậm, các loại hạt cây, sô cô la làm tăng nguy cơ phát triển sỏi oxalat.
6. Xét nghiệm nào sau đây được dùng để chẩn đoán sỏi thận?
A: CT scan
B: Pyelogram tĩnh mạch
C: Pyelogram ngược
D: Phân tích nước tiểu
E: Tất cả các đáp án trên
Đáp án đúng là E. CT scan thường được sử dụng trong chẩn đoán sỏi thận. Pyelogram tĩnh mạch sử dụng vật liệu tương phản. Phân tích nước tiểu để đánh giá về tính axit (pH), kiểm tra xem có chứa máu không. Siêu âm được áp dụng cho những phụ nữ đang mang thai.
7. Trẻ em có nguy cơ bị sỏi thận?
Đúng. Trẻ em vẫn có thể phát triển sỏi thận nhưng trường hợp này là rất hiếm.
8. Một người đã từng bị sỏi thận có bao nhiêu % nguy cơ sẽ tiếp tục hình thành sỏi mới trong tương lai?
A: 10%
B: 30%
C: 50%
D: 70%
E: 100%
Đáp án đúng là C. Người đã từng bị sỏi thận có nguy cơ hình thành sỏi mới trong tương lai, do đó luôn thực hiện các biện pháp phòng tránh là điều rất cần thiết.
9. Sỏi thận có kích thước như thế nào thì có thể tự bài tiết ra ngoài theo đường tiểu tự nhiên?
A: 10 mm
B: 7 mm
C: 5 mm
D: 4 mm
Đáp án đúng là D. Sỏi thận có kích thước bé hơn hoặc bằng 4 mm có thể tự bài tiết ra ngoài theo đường tiểu.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giải đáp thêm, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.