Hẹp động mạch phổi là tình trạng máu từ tim đến phổi bị cản trở do van động mạch phổi bị biến dạng ở trên hoặc dưới van. Vậy hẹp van động mạch phổi là gì và có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Menu xem nhanh:
1. Hẹp van động mạch phổi là gì?
Hẹp van động mạch phổi thường là một khuyết tật tim bẩm sinh, được chẩn đoán trong vòng vài giờ đầu ngay sau sinh. Khi bị hẹp van, thay vì van được đóng và mở để cho phép máu đi từ tim đến phổi thì van lại được hình thành với dạng mô rắn, từ đó khiến máu không thể di chuyển một cách bình thường để lấy oxy từ phổi. Những trẻ bị hẹp van động mạch phổi thường có da màu xanh tái do cơ thể không nhận đủ oxy.
Hẹp van động mạch phổi là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng khi bệnh tăng nặng và không được điều trị từ sớm.
2. Biểu hiện của hẹp van động mạch phổi
Hẹp van động mạch phổi ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy cho cơ thể. Nhiều người khi còn trẻ đã bị bệnh này nhưng lại không hề xuất hiện triệu chứng gì, cho đến khi trưởng thành các triệu chứng điển hình dần xuất hiện như:
– Khó thở, nặng hơn khi hoạt động gắng sức
– Âm thanh bất thường ở tim
– Đau ngực
– Tim đập nhanh
– Da xanh xao
– Mệt mỏi không rõ nguyên nhân
– Ngất xỉu
Hẹp động mạch phổi có thể gây tử vong nếu gặp trường hợp nặng. Do vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe người bệnh. Lý do là bởi ở một số bệnh nhân, triệu chứng có thể không xuất hiện cho đến khi bệnh trở nên nặng hơn.
3. Hẹp van động mạch phổi có nguy hiểm hay không?
Những người bị hẹp van mức nhẹ đến trung bình thường ít khi gặp phải các biến chứng nguy hiểm, nhưng khi hẹp van với mức độ cao hơn người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng như:
– Nhiễm trùng: Thường là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, những người có vấn đề về cấu trúc van tim thường có nguy cơ phát triển bệnh hơn những người khác.
– Suy tim: Sau một thời gian dài, khi tâm thất phải trở nên yếu và không thể bơm máu một cách hiệu quả sẽ dễ đến suy tim. Điều này dẫn đến mệt mỏi, khó thở, có thể phù nề chân, bụng.
– Rối loạn nhịp tim: Những người bị hẹp van động mạch phổi có nhiều khả năng bị rối loạn nhịp tim. Tuy nhiên, trừ khi bị hẹp nghiêm trọng, thì nhịp tim không đồng đều do hẹp van tim động mạch phổi sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Nguyên nhân do đâu gây hẹp van động mạch phổi?
Bệnh thường xảy ra do sự phát triển của động mạch phổi không đúng cách trong quá trình phát triển của thai nhi. Người lớn cũng có thể gặp tình trạng này bởi biến chứng của một số bệnh lý khác. Một số bệnh lý gây ra tình trạng hẹp van động mạch phổi bao gồm:
– Hội chứng carcinoid: Hội chứng xảy ra do sự giải phóng serotonin từ các khối u carcinoid trong hệ tiêu hóa. Những người mắc hội chứng này thường có biểu hiện đỏ da và tiêu chảy.
– Thấp khớp: Người bệnh thấp khớp bị nhiễm trùng do vi khuẩn liên cầu, có thể làm tổn thương đến van tim.
– Hội chứng noonan: Đây là một loại rối loạn di truyền khiến người bệnh bị chậm phát triển, xuất hiện các dị tật ở tim như hẹp van tim.
5. Phương pháp điều trị và phòng tránh hẹp van động mạch phổi
5.1 Phương pháp điều trị
Phương pháp phổ biến để điều trị thường là nội khoa điều trị thuốc. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ, không có triệu chứng cụ thể thường chưa cần can thiệp y tế. Nhưng nếu bạn xuất hiện các cơn đau tức ngực thường xuyên, khó thở, cho thấy bệnh tình đang tiến triển thì cần phải được điều trị ngay.
Bác sĩ có thể kê cho bạn đơn thuốc để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, các loại thuốc có tác dụng bao gồm:
– Cải thiện lưu lượng máu
– Làm loãng và giảm đông máu
– Phòng ngừa tình trạng nhịp tim không ổn định
Ngoài việc điều trị bằng thuốc, bác sĩ cũng có thể chỉ định phẫu thuật tạo hình để cải thiện lưu lượng máu trong trường hợp bệnh nặng hơn và thuốc không thể đáp ứng đủ. Trong trường hợp nguy hiểm, bệnh nhân không thể phẫu thuật nong van mà phải thay van thì bác sĩ sẽ xem xét thay thế van đã hỏng bằng van sinh học hoặc van cơ học.
5.2 Cách phòng tránh
Mặc dù đa phần hẹp van động mạch phổi là do bẩm sinh gây ra, thế nhưng bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người trưởng thành do một số bệnh lý liên quan. Do vậy, bạn nên tuân thủ những điều sau để có một trái tim khỏe mạnh:
– Giải quyết từ sớm các yếu tố nguy cơ bệnh mạch vành: Bao gồm huyết áp cao, béo phì, cholesterol cao… Những yếu tố này có liên quan đến hẹp van tim. Do vậy, bạn cần phải kiểm soát cân nặng bản thân, để huyết áp và cholesterol ở mức ổn định để phòng tránh bệnh lý này.
– Chăm sóc răng nướu: Các chuyên gia đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc viêm nướu và viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Tình trạng mô tim bị nhiễm trùng, viêm dẫn tới hẹp động mạch và khiến tình trạng hẹp van tim trở nên nặng hơn.
– Thay đổi lối sống: Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa rượu bia và các chất kích thích, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày kết hợp ăn ngũ cốc và nhiều rau xanh sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
– Trường hợp bạn có người thân trong gia đình bị các bệnh lý về tim thì cần thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng một lần tại các chuyên khoa tim mạch để đảm bảo sức khỏe, phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời bệnh lý nếu có.
Như vậy, có thể thấy hẹp van động mạch phổi là căn bệnh nguy hiểm, tiến triển âm thầm và gây nhiều biến chứng khi bệnh trở nặng. Do vậy, người bệnh cần tạo cho bản thân một lối sống lành mạnh, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.