Về giải phẫu học, cười hở lợi là bình thường. Tuy nhiên, về thẩm mỹ, cười hở lợi là một khiếm khuyết nghiêm trọng cần được chỉnh sửa. Vậy, chúng ta có thể chữa cười hở lợi bằng những phương pháp nào? Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn hai phương pháp chữa cười hở lợi mà chúng ta có hiện nay, đừng bỏ lỡ bạn nhé!
Menu xem nhanh:
1. Cười hở lợi là gì?
Bình thường, môi trên của chúng ta luôn ở trạng thái che phần lớn răng cửa. Khi cười, nhờ hoạt động phối hợp của nhóm cơ vùng môi, môi trên được kéo lên trên và sang hai bên; lúc này, dù răng cửa đã lộ ra nhưng lợi thì vẫn được che hoàn toàn. Khi cười, nếu không chỉ răng mà cả lợi cũng lộ ra một phần đáng kể (>3mm tính từ cổ răng đến môi trên) thì ta gọi tình trạng đó là cười hở lợi. Tùy mức độ hở của lợi khi cười, người ta phân loại tình trạng cười hở lợi thành 4 mức độ nặng – nhẹ là cười hở lợi mức độ nhẹ, cười hở lợi mức độ trung bình, cười hở lợi mức độ nặng và cười hở lợi mức độ nghiêm trọng. Trong đó:
– Cười hở lợi mức độ nhẹ được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nhỏ hơn 25% chiều dài răng cửa.
– Cười hở lợi mức độ trung bình được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nằm trong khoảng 25% – 50% chiều dài răng cửa.
– Cười hở lợi mức độ nặng được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra nằm trong khoảng 50% – 100% chiều dài răng cửa.
– Cười hở lợi mức độ nghiêm trọng được xác định khi kích thước phần lợi lộ ra lớn hơn chiều dài răng cửa.
Hầu hết những người cười hở lợi đều không tự tin. Nhiều người trong số đó sau một thời gian dài phải chịu những ánh mắt xét nét, đã hình thành thói quen lấy tay che miệng khi nói, cười. Sự hài hòa giữa môi, lợi và răng tạo nên nét duyên dáng cho chúng ta, chính vì vậy, nếu cười hở lợi thì phẫu thuật điều trị nó là mong muốn chính đáng của bạn.
2. Cười hở lợi phát sinh do đâu?
Cười hở lợi có một số nguyên nhân phát sinh như sau:
– Do răng: Tình trạng cười hở lợi có thể phát sinh do sự mất cân đối giữa chiều dài và chiều rộng răng cửa. Răng cửa quá ngắn sẽ khiến phần lợi lộ ra khi cười có cảm giác dài bất thường.
– Do lợi: Lợi viêm hoặc lợi phì đại có thể gây ra tình trạng cười hở lợi.
– Do quá phát xương hàm trên: Xương hàm trên quá phát, phồng lên ngay dưới môi, sẽ khiến lợi bị lộ ra khi cười.
– Do cơ: Cười hở lợi cũng có thể phát sinh do trương lực và hoạt động của nhóm cơ nâng môi trên quá lớn, làm cho môi trên bị kéo lên quá nhiều.
3. Chữa cười hở lợi như thế nào?
Hiện tại, có hai nhóm phương pháp điều trị cười hở lợi là không phẫu thuật và phẫu thuật. Tùy thuộc nguyên nhân cười hở lợi, chuyên gia sẽ chỉ định phương pháp phù hợp cho bạn:
3.1. Chữa cười hở lợi không phẫu thuật
– Tiêm hoạt chất: Thường được áp dụng trong các trường hợp cười hở lợi do trương lực và hoạt động của nhóm cơ nâng môi trên quá lớn. Chuyên gia sẽ tiến hành tiêm botox làm giảm trương lực cơ môi trên, giúp môi trên không bị kéo lên quá nhiều khi cười.
– Chỉnh nha hay niềng răng: Áp dụng trong các trường hợp cười hở lợi do sai khớp cắn. Phương pháp này sẽ giúp dịch chuyển vị trí răng và giảm khoảng cách từ cổ răng đến vành môi, từ đó giảm tình trạng cười hở lợi. Chỉnh nha hay niềng răng là phương pháp điều trị cười hở lợi an toàn, nhưng thời gian lâu, trung bình từ 1,5 – 2 năm.
3.2. Chữa cười hở lợi phẫu thuật
– Phẫu thuật nâng cơ môi trên hoặc phẫu thuật tăng chiều dài môi: Chỉ định này được thực hiện bằng cách tiêm Botulinum Toxin vào nhóm cơ môi trên hoặc cắt thắng môi, má. Mục đích của phẫu thuật nâng cơ môi trên/phẫu thuật tăng chiều dài môi là kiểm soát mức độ kéo lên của môi trên khi cười.
– Phẫu thuật cắt lợi phì đại: Áp dụng khi cười hở lợi phát sinh do lợi phì đại hoặc lợi bám thấp. Trong phẫu thuật này, lợi sẽ được cắt bớt để không bị lộ ra nhiều hơn mức bình thường khi cười.
– Chỉnh nha kết hợp cắt lợi: Áp dụng khi bệnh nhân cười hở lợi do răng dài bất thường và lợi phì đại hoặc lợi bám quá thấp. Khi đó, bệnh nhân cần chỉnh nha để kéo răng lên, sau đó là cắt bớt lợi.
– Cắt lợi kết hợp mài xương ổ: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân cười hở lợi do cả lợi và xương ổ đều dày.
– Phẫu thuật mài xương ổ: Mục tiêu của phẫu thuật mài xương ổ là điều trị cho bệnh nhân bị cười hở lợi do xương ổ quá dày. Khi đó, xương ổ sẽ được mài một phần bờ viền và mặt ngoài. Sau mài, lợi sẽ được khâu lại như cũ.
– Phẫu thuật xương hàm: Thường được áp dụng khi nguyên nhân cười hở lợi là xương hàm quá phát. Khi đó, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật theo đường gãy Lefort I.
Điều trị cười hở lợi là kỹ thuật khó trong nha khoa, yêu cầu chuyên gia thực hiện phải có chuyên môn cao. Chính vì vậy, hãy lựa chọn cẩn thận địa chỉ điều trị cười hở lợi.
Tóm lại, cười hở lợi là một vấn đề thẩm mỹ nghiêm trọng. Cải thiện tình trạng cười hở lợi giúp chúng ta cải thiện rất hiệu quả diện mạo của bản thân. Tình trạng này có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân, cười hở lợi lại có một cách điều trị riêng biệt. Theo đó, có hai nhóm phương pháp chữa cười hở lợi là phương pháp không phẫu thuật và phương pháp phẫu thuật. Để biết bản thân phù hợp với phương pháp điều trị cười hở lợi nào, bạn cần thăm khám với chuyên gia tại các cơ sở y tế uy tín.
Hy vọng rằng với những thông tin trên, bạn sẽ có cho mình một nụ cười rạng rỡ, một diện mạo cuốn hút. Nếu còn thắc mắc về vấn đề này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, để được giải đáp chi tiết, bạn nhé!